Di sản thiên nhiên có được bảo vệ về môi trường không? Cơ quan chức năng có trách nhiệm như thế nào trong bảo vệ di sản thiên nhiên?

Tôi muốn tìm hiểu về bảo vệ di sản thiên nhiên theo quy định hiện hành. Cụ thể, di sản thiên nhiên có bao nhiêu cấp? Môi trường trong di sản thiên nhiên được bảo vệ như thế nào? Và nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong bảo vệ di sản thiên nhiên? Mong được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Di sản thiên nhiên được phân chia cấp bậc như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 21 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về phân cấp di sản thiên nhiên như sau:

Căn cứ vào quy mô diện tích, phạm vi ảnh hưởng, ý nghĩa, tầm quan trọng về các giá trị của thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn, di sản thiên nhiên được phân cấp như sau:

- Di sản thiên nhiên cấp tỉnh, bao gồm: khu bảo tồn thiên nhiên cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản; danh lam thắng cảnh là di tích cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; vùng đất ngập nước quan trọng cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học; di sản thiên nhiên quy định tại Điều 19 Nghị định này và có ảnh hưởng tích cực, có ý nghĩa, giá trị và tầm quan trọng đối với bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của địa phương;

- Di sản thiên nhiên cấp quốc gia, bao gồm: khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản; danh lam thắng cảnh là di tích cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; vùng đất ngập nước quan trọng cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học; di sản thiên nhiên quy định tại Điều 19 Nghị định 08/2022/NĐ-CP và ảnh hưởng tích cực, có ý nghĩa, giá trị và tầm quan trọng đối với bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của quốc gia;

- Di sản thiên nhiên cấp quốc gia đặc biệt, bao gồm: danh lam thắng cảnh là di tích cấp quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, công viên địa chất toàn cầu đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận; vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar) đã được Ban thư ký Công ước về các vùng đất ngập nước (Công ước Ramsar) công nhận; vườn di sản ASEAN được Ban thư ký ASEAN công nhận và các di sản thiên nhiên được các tổ chức quốc tế công nhận.

Như vậy, di sản thiên nhiên được phân thành 3 cấp, đó là di sản thiên nhiên cấp tỉnh, di sản thiên nhiên cấp quốc gia và di sản thiên nhiên cấp quốc gia đặc biệt.

Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 21 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì bảo vệ môi trường đối với di sản thiên nhiên được thực hiện theo quy định sau đây:

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng lõi của di sản thiên nhiên được kiểm soát như đối với vùng bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định về phân vùng môi trường của pháp luật về bảo vệ môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng đệm của di sản thiên nhiên được kiểm soát như đối với vùng hạn chế phát thải theo quy định về phân vùng môi trường của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Các hệ sinh thái tự nhiên trong di sản thiên nhiên phải được ưu tiên bảo tồn và phục hồi nguyên trạng tự nhiên; môi trường đất, môi trường nước trong di sản thiên nhiên bị ô nhiễm, suy thoái phải được cải tạo, phục hồi;

- Các giá trị cốt lõi của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên phải được bảo vệ, bảo tồn nguyên vẹn; dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên của di sản thiên nhiên phải được duy trì, phát triển và sử dụng bền vững;

- Các chỉ số đặc trưng về địa chất, cảnh quan, sinh thái, đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên phải được điều tra, đánh giá, theo dõi, giám sát, kiểm kê, báo cáo theo quy định;

- Tuân thủ các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường, ngăn ngừa, kiểm soát các tác động tới môi trường, đa dạng sinh học di sản thiên nhiên theo quy định tại Nghị định này, các quy định của pháp luật có liên quan và quy định của các điều ước quốc tế về môi trường và đa dạng sinh học mà Việt Nam đã ký kết.

Trong trường hợp có nguy cơ khẩn cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường di sản thiên nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời nhằm giới hạn tổng lượng xả thải vào môi trường di sản thiên nhiên, trong đó xác định rõ khu vực áp dụng, thời gian áp dụng;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, phê duyệt dự án phục hồi môi trường của di sản thiên nhiên bị ô nhiễm, suy thoái môi trường theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Di sản thiên nhiên có được bảo vệ về môi trường không?

Di sản thiên nhiên có được bảo vệ về môi trường không?

Trách nhiệm nhà nước trong quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên như thế nào?

Căn cứ khoản 8 Điều 21 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về trách nhiệm về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên như sau:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; xây dựng, ban hành, trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thống nhất quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên trên địa bàn quản lý; thực hiện các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thực hiện các yêu cầu bảo vệ di sản thiên nhiên trong các hoạt động lâm nghiệp, ngư nghiệp, nông nghiệp theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thực hiện các yêu cầu về bảo vệ di sản thiên nhiên trong các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật.

Di sản thiên nhiên
Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Di sản thiên nhiên có bao gồm danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có được tự quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp khi có nguy cơ khẩn cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường di sản thiên nhiên không?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là gì? Việc điều tra, đánh giá định kỳ bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên gồm các nội dung nào?
Pháp luật
Hộ gia đình tham gia quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên có được hưởng quyền lợi từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên không?
Pháp luật
Di sản thiên nhiên được công nhận dựa trên những tiêu chí nào? Trình tự, thủ tục để công nhận di sản thiên nhiên được quy định ra sao?
Pháp luật
Di sản thiên nhiên thế giới là gì? Quy chế bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới được xây dựng theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Tiêu chí để một danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản thiên nhiên hiện nay là gì?
Pháp luật
Di sản thiên nhiên có được bảo vệ về môi trường không? Cơ quan chức năng có trách nhiệm như thế nào trong bảo vệ di sản thiên nhiên?
Pháp luật
Di sản thiên nhiên bao gồm những gì? Việc công nhận di sản thiên nhiên theo Luật Bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của ai?
Pháp luật
Mẫu biểu đề nghị thẩm định, báo cáo dự án xác lập và báo cáo điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên mới nhất năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản thiên nhiên
3,521 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di sản thiên nhiên Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: