Di sản không có người thừa kế có được xác lập quyền sở hữu toàn dân hay không? Tài sản này sẽ do cơ quan nào chủ trì quản lý?
Di sản không có người thừa kế có được xác lập quyền sở hữu toàn dân hay không?
Căn cứ theo Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản không có người thừa kế như sau:
Tài sản không có người nhận thừa kế
Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.
Theo đó đối với tài sản không có người nhận thừa kế sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.
Đồng thời tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân
...
2. Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, gồm:
a) Bất động sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là bất động sản vô chủ).
b) Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là tài sản bị đánh rơi, bỏ quên).
c) Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm).
d) Tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có người thừa kế nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản hoặc hết thời hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi là di sản không người thừa kế).
đ) Tài sản là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan (sau đây gọi là hàng hóa tồn đọng).
...
Theo quy định nêu trên tài sản là di sản không có người thừa kế sẽ thuộc về Nhà nước đồng thời cũng là đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Di sản không có người thừa kế có được xác lập quyền sở hữu toàn dân hay không? (Hình từ Internet)
Đơn vị chủ trì quản lý tài sản là di sản không có người thừa kế được xác lập quyền sở hữu toàn dân là cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 29/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân) được quy định như sau:
...
4. Đối với bất động sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không có người thừa kế, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý đối với bất động sản, di tích lịch sử - văn hóa, Phòng Tài chính Kế hoạch là đơn vị chủ trì quản lý đối với động sản; trường hợp một vụ việc bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau (bất động sản hoặc di tích lịch sử - văn hóa và động sản) thì Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
...
Theo đó đối với di sản không có người thừa kế là bất động sản sẽ do Sở Tài chính chủ trì quản lý, trường hợp là động sản sẽ do Phòng Tài chính Kế hoạch chủ trì quản lý.
Trường hợp di sản này gồm nhiều loại tài sản khác nhau (bất động sản hoặc di tích lịch sử - văn hóa và động sản) thì Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.
Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có người thừa kế như thế nào?
Tại Điều 11 Nghị định 29/2018/NĐ-CP có quy định về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có người thừa kế như sau:
Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có người thừa kế
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế hoặc bản án, quyết định của Tòa án xác định người đó không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc kể từ ngày hết thời hiệu yêu cầu chia di sản mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật dân sự, tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mở thừa kế có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch.
Hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm:
a) Báo cáo quá trình mở thừa kế đối với di sản: 01 bản chính.
b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của di sản: 01 bản chính.
c) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình mở thừa kế, văn bản từ chối quyền hưởng di sản, bản án hoặc quyết định của Tòa án xác định người không được quyền hưởng di sản thừa kế (nếu có): 01 bản sao.
2. Đối với di sản không có người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định tại Khoản 7 Điều 7 Nghị định này, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
3. Đối với di sản không có người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quy định tại điểm a Khoản 6 Điều 7 Nghị định này, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi, Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là những cơ sở nào? Nguyên tắc điều trị?
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?