Di ngôn là gì? Di ngôn để lại trước lúc chết được coi là di chúc hợp pháp khi đáp ứng những điều kiện gì?
Di ngôn là gì?
Di ngôn hay còn gọi là di chúc miệng là sự thể hiện ý chí bằng lời nói của người để lại di chúc nhằm chuyển tài sản của mình cho những người còn sống sau khi người lập di chúc chết.
Thông thường di chúc miệng (di ngôn) chỉ được thiết lập trong trường hợp không thể lập được di chúc bằng văn bản, tức là trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa và không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng (theo Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015)
Ví dụ như: một người trong tình trạng hấp hối, hoặc bị đột quỵ do sự việc xẩy ra đột ngột trong hoàn cảnh như vậy người đó nghĩ tới bản thân không thể qua khỏi thì những lời sau cuối của họ nói về việc bàn giao lại tài sản cho những ai chính là việc thiết lập di chúc bằng miệng.
Và sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng (di ngôn) mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Di ngôn là gì? (Hình từ Internet)
Di ngôn để lại trước lúc chết được coi là di chúc hợp pháp khi đáp ứng những điều kiện gì?
Di ngôn để lại trước lúc chết được coi là di chúc hợp pháp khi đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 1, khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
...
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Do di ngôn không phải là di chúc được lập bằng văn bản nên để di ngôn được coi là di chúc hợp pháp thì cần đáp ứng điều kiện sau:
- Tình trạng, trạng thái tinh thần của người lập di ngôn: Hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di ngôn.
- Ý muốn chủ quan, ý chí của người lập di ngôn: Người lập di ngôn không bị lừa dối, đe doạ hay cưỡng ép.
- Nội dung của di ngôn: Nội dung của di ngôn phải không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
– Di ngôn phải đảm bảo có ít nhất hai người làm chứng chứng kiến việc người lập di ngôn nói lại lời sau cùng về ý nguyện của mình và sau đấy người làm chứng phải ghi chép lại cùng kí tên hoặc điểm chỉ vào văn bản đó.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lập di ngôn thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Sau 30 ngày kể từ ngày di ngôn được thiết lập mà người lập di ngôn vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di ngôn mặc nhiên bị hủy bỏ.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có được để lại di ngôn để lại tài sản thừa kế không?
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có được để lại di ngôn để lại tài sản thừa kế không, thì căn cứ theo khoản 2 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Di chúc hợp pháp
...
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Như vậy, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi không được để lại di ngôn (di chúc miệng) để lại tài sản thừa kế mà phải di chúc bằng văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc..
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?