Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự quy định như thế nào?
Hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì?
Tại Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự như sau:
“Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự
1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.”
Theo đó, người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
Hủy bỏ quyết định
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thuộc cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
“Điều 27. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
[...]"
Tại điểm c khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự như sau:
"Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
[...]
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
[...]
c) Tòa án nơi người yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
[...]”
Như vậy, Tòa án nơi người yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự như thế nào?
Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định như sau:
Tại Điều 379 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như sau:
“Điều 379. Quyền yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Khi người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không còn ở trong tình trạng đã bị tuyên bố thì chính người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi."
Theo Điều 380 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quyết định của Tòa án trong trường hợp chấp nhận yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, cụ thể:
"Điều 380. Quyết định của Tòa án trong trường hợp chấp nhận yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”
Theo đó, khi người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không còn ở trong tình trạng đã bị tuyên bố thì chính người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Nếu chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/NTKD/nang-luc-hanh-vi-dan-su.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/ca-nhan-la-gi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TV/221110/tuoi-vi-thanh-nien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/131224/nhan-thuc-trong-triet-hoc-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PNY/nang-luc-hanh-vi-dan-su-cua-ca-nhan.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/BA/270424/khoi-kien-vu-an.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/BN/2023/040323/vi-pham-nong-do-con-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BN/2023/231223/nguoi-bi-han-che-nang-luc-hanh-vi-dan-su.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PHT/nghien-ma-tuy.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/3/09/QK/mat-nang-luc-hanh-vi-dan-su.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BN/2023/170823/han-che-nang-luc-hanh-vi-dan-su-1.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt?
- Kế hoạch đầu tư công trung hạn được đánh giá với tần suất thế nào? Nội dung đánh giá kế hoạch đầu tư công trung hạn?
- Danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông được tặng cho tập thể nào trong ngành Thông tin và Truyền thông?
- Mẫu số 1C mẫu hồ sơ yêu cầu dịch vụ phi tư vấn 2025 theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT? Tải về mẫu số 1C?
- Dự án đầu tư công sử dụng vốn ODA phải lập đề xuất dự án khi nào? Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn ODA?