Để trở thành thành viên giao dịch đặc biệt của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thì ngân hàng thương mại phải có vốn điều lệ thế nào?
- Để trở thành thành viên giao dịch đặc biệt của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thì ngân hàng thương mại phải có vốn điều lệ thế nào?
- Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt đối với ngân hàng thương mại gồm những tài liệu nào?
- Thành viên giao dịch đặc biệt của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc trong trường hợp nào?
Để trở thành thành viên giao dịch đặc biệt của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thì ngân hàng thương mại phải có vốn điều lệ thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Nghị định 155/2020/NĐ-CP về điều kiện trở thành thành viên giao dịch đặc biệt như sau:
Điều kiện trở thành thành viên giao dịch đặc biệt, Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ
1. Điều kiện trở thành thành viên giao dịch đặc biệt bao gồm:
a) Là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định và không trong tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng;
b) Là thành viên lưu ký hoặc tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự cho hoạt động giao dịch công cụ nợ theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
2. Điều kiện Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ bao gồm:
a) Là tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Thành viên giao dịch đặc biệt, Kho bạc Nhà nước chỉ được phép thực hiện giao dịch công cụ nợ cho chính mình.
Theo quy định trên, để trở thành thành viên giao dịch đặc biệt của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thì ngân hàng thương mại phải có vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định.
Đồng thời ngân hàng này không trong tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt đối với ngân hàng thương mại gồm những tài liệu nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 100 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt, Kho bạc Nhà nước tham gia giao dịch công cụ nợ
1. Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 98 Nghị định này;
b) Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép mở chi nhánh của cơ quan có thẩm quyền;
c) Giấy chứng nhận là thành viên lưu ký hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản trực tiếp;
d) Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự.
2. Hồ sơ Kho bạc Nhà nước đăng ký tham gia giao dịch công cụ nợ bao gồm:
a) Tài liệu quy định tại các điểm a, d khoản 1 Điều này;
b) Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam với Kho bạc Nhà nước về việc mở tài khoản trực tiếp.
Theo đó, hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt đối với ngân hàng thương mại gồm những tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 100 nêu trên.
Thành viên giao dịch đặc biệt của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 106 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về hủy bỏ bắt buộc tư cách thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt như sau:
Hủy bỏ bắt buộc tư cách thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt
1. Thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán có thông báo ngừng giao dịch để hủy bỏ tư cách thành viên tự nguyện, thành viên không hoàn thành các nghĩa vụ theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại Điều 104 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán có quyết định chấp thuận tư cách thành viên mà không triển khai hoạt động giao dịch qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán;
c) Kết thúc thời hạn đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán, Giấy chứng nhận thành viên lưu ký;
đ) Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
...
Như vậy, thành viên giao dịch đặc biệt của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 106 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?