Để trở thành chuyên gia giám định cổ vật cần có ít nhất bao nhiêu năm thực hiện hoạt động sưu tầm cổ vật?
Hoạt động sưu tầm cổ vật được hiểu như thế nào?
Theo khoản 6, khoản 9 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định như sau:
6. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
...
Theo đó, hoạt động sưu tầm cổ vật có thể được hiểu là việc tìm kiếm và thu nhập các hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
Để trở thành chuyên gia giám định cổ vật cần có ít nhất bao nhiêu năm thực hiện hoạt động sưu tầm cổ vật? (Hình từ Internet)
Để trở thành chuyên gia giám định cổ vật cần có ít nhất bao nhiêu năm thực hiện hoạt động sưu tầm cổ vật?
Theo Điều 3 Thông tư 02/2017/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chuẩn chuyên gia giám định cổ vật như sau:
Tiêu chuẩn chuyên gia giám định cổ vật
Chuyên gia giám định cổ vật là người có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự, không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
1. Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo về di sản văn hóa, lịch sử (khảo cổ học, văn hóa học), mỹ thuật, Hán Nôm, dân tộc học, cổ nhân học, cổ sinh vật học (động vật, thực vật), địa chất; có ít nhất 05 (năm) năm trực tiếp tham gia hoạt động khảo cổ học, bảo quản, tu sửa cổ vật, thẩm định tài liệu, hiện vật về lịch sử, văn hóa và khoa học tự nhiên có liên quan; có ít nhất 03 (ba) bài báo khoa học về cổ vật được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc tham gia biên soạn sách chuyên khảo về cổ vật đã được xuất bản;
2. Là thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp liên quan đến các chuyên ngành đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này, có ít nhất 10 (mười) năm thực hiện hoạt động sưu tầm cổ vật.
Căn cứ trên quy định chuyên gia giám định cổ vật là người có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự, không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
- Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo về di sản văn hóa, lịch sử (khảo cổ học, văn hóa học), mỹ thuật, Hán Nôm, dân tộc học, cổ nhân học, cổ sinh vật học (động vật, thực vật), địa chất;
+ Có ít nhất 05 (năm) năm trực tiếp tham gia hoạt động khảo cổ học, bảo quản, tu sửa cổ vật, thẩm định tài liệu, hiện vật về lịch sử, văn hóa và khoa học tự nhiên có liên quan;
+ Có ít nhất 03 (ba) bài báo khoa học về cổ vật được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc tham gia biên soạn sách chuyên khảo về cổ vật đã được xuất bản;
- Là thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp liên quan đến các chuyên ngành đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này, có ít nhất 10 (mười) năm thực hiện hoạt động sưu tầm cổ vật.
Như vậy, trong trường hợp bạn là thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về di sản văn hóa, chưa có bằng đại học và muốn trở thành chuyên gia giám định cổ vật cần có ít nhất 10 năm thực hiện hoạt động sưu tầm cổ vật.
Mọi cổ vật do cá nhân chuyên gia giám định cổ vật phát hiện thì có phải, giao nộp cho bảo tàng hay không?
Theo khoản 1 Điều 41 Luật Di sản văn hóa 2001 (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009)
Điều 41
1. Mọi di vật, cổ vật thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp phải được tạm nhập vào bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện. Bảo tàng cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Căn cứ giá trị và yêu cầu bảo quản di vật, cổ vật quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao di vật, cổ vật đó cho bảo tàng công lập có chức năng thích hợp để bảo vệ và phát huy giá trị.
3. Tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật được bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và được thưởng một khoản tiền theo quy định của Chính phủ.”
Theo quy định nêu trên thì mọi cổ vật do cá nhân phát hiện, giao nộp phải được tạm nhập vào bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện.
Bảo tàng cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật được bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và được thưởng một khoản tiền theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?