Để trâu bò đi vào đường cao tốc thì cá nhân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Để trâu bò đi vào đường cao tốc thì cá nhân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Để trâu bò đi vào đường cao tốc mà gây ra tai nạn giao thông thì người điều khiển, dẫn dắt súc vật có phải bồi thường không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân hay Cảnh sát giao thông mới có thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân để trâu bò đi vào đường cao tốc?
Để trâu bò đi vào đường cao tốc thì cá nhân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật như sau:
Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;
d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;
đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;
e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;
h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
b) Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;
c) Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.
Theo đó, đối với trường hợp để cho trâu bò đi vào đường cao tốc chỉ dành cho xe cơ giới thì cá nhân (người điều khiển, dẫn dắt súc vật) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Để trâu bò đi vào đường cao tốc thì người cá nhân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Để trâu bò đi vào đường cao tốc mà gây ra tai nạn giao thông thì người điều khiển, dẫn dắt súc vật có phải bồi thường không?
Căn cứ Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do gia súc gây ra như sau:
Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Theo quy định trên thì trong trường hợp cá nhân để trâu bò đi vào đường cao tốc dẫn đến tai nạn giao thông thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân hay Cảnh sát giao thông mới có thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân để trâu bò đi vào đường cao tốc?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
b) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 (trừ điểm a khoản 5), khoản 6 (trừ điểm đ khoản 6), khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 12;
c) Khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 3; điểm a khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13;
...
Từ quy định vừa nêu trên thì cả Chủ tịch Ủy ban nhân dân hay Cảnh sát giao thông đều có quyền xử phạt đối với cá nhân có hành vi để trâu bò đi vào đường cao tốc nếu trong phạm vi quản lý của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?