Để tiến hành chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gia cầm ở gà bằng phương pháp tiêm động vật thí nghiệm thì cần làm thế nào?

Cho tôi hỏi, tôi nghe nói có thể dùng động vật để tiến hành chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gia cầm ở gà thì không biết những động vật có thể dùng thí nghiệm gồm những loài nào? Các bước tiến chẩn đoán ra sao? Câu hỏi của anh Linh từ Tiền Giang

Để tiến hành chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gia cầm ở gà bằng phương pháp tiêm động vật thí nghiệm thì cần làm thế nào?

Theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-31:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 31: Bệnh tụ huyết trùng gia cầm quy định về việc tiêm động vật thí nghiệm như sau:

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
6.3. Tiêm động vật thí nghiệm
Động vật thí nghiệm (3.4): chuột nhắt trắng hoặc thỏ.
Tiêm động vật thí nghiệm: bệnh phẩm là máu, tủy xương, phủ tạng (phổi, gan, lách) được nghiền nát, hòa với nước muối sinh lý (3.5) theo tỷ lệ 1 : 10 (thể tích). Tiêm huyễn dịch bệnh phẩm vào dưới da, xoang phúc mạc hoặc tĩnh mạch cho 1 con chuột nhắt trắng (từ 0,1 ml đến 0,2 ml) hoặc cho 1 con thỏ (từ 1 ml đến 2 ml) theo dõi trong thời gian 7 ngày.
Pasteurella multocida thường gây chết động vật thí nghiệm sau từ 24 h đến 36 h tiêm bệnh phẩm. Máu và phủ tạng của động vật thí nghiệm chết được lấy để phết kính làm tiêu bản kiểm tra trực tiếp dưới kính hiển vi quang học (4.2) và tiến hành phân lập, xác định vi khuẩn.
...

Theo tiêu chuẩn trên thì động vật được dùng làm thí nghiệm để chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gia cầm ở gà là chuột trắng hoặc thỏ.

Dùng mẫu bệnh phẩm thu được ở gà có triệu chứng mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm là máu, tủy xương, phủ tạng (phổi, gan, lách) được nghiền nát, hòa với nước muối sinh lý theo tỷ lệ 1 : 10 (thể tích).

Tiêm huyễn dịch bệnh phẩm vào dưới da, xoang phúc mạc hoặc tĩnh mạch cho 1 con chuột nhắt trắng (từ 0,1 ml đến 0,2 ml) hoặc cho 1 con thỏ (từ 1 ml đến 2 ml) theo dõi trong thời gian 7 ngày.

Vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng gia cầm (Pasteurella multocida) thường gây chết động vật thí nghiệm sau từ 24 h đến 36 h tiêm bệnh phẩm.

Máu và phủ tạng của động vật thí nghiệm chết được lấy để phết kính làm tiêu bản kiểm tra trực tiếp dưới kính hiển vi quang học và tiến hành phân lập, xác định vi khuẩn.

Để tiến hành chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gia cầm ở gà bằng phương pháp tiêm động vật thí nghiệm thì cần làm thế nào?

Để tiến hành chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gia cầm ở gà bằng phương pháp tiêm động vật thí nghiệm thì cần làm thế nào? (Hình từ Internet)

Việc phân lập vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng gia cầm ở gà được thực hiện như thế nào?

Theo tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-31:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 31: Bệnh tụ huyết trùng gia cầm quy định về phân lập vi khuẩn như sau:

Bệnh phẩm được vô trùng bên ngoài, dùng kéo cắt để bộc lộ tổ chức bên trong. Sau đó dùng que cấy lấy bệnh phẩm nuôi cấy vào môi trường nước thịt , thạch máu, thạch MacConkey, nuôi trong tủ ấm. Sau 24 h, kiểm tra kết quả nuôi cấy:

- Môi trường nước thịt: môi trường đục, không có cặn ở đáy, lắc ống nghiệm có vẩn nhẹ;

- Trên thạch máu: Pasteurella multocida không gây dung huyết, có 3 dạng khuẩn lạc: dạng M (Mucoid) có kích thước to nhất, màu trắng hơi xám, nhầy, hơi ướt; dạng S (Smooth) là khuẩn lạc nhẵn, bề mặt láng bóng, rìa nhẵn; dạng R (Rough) là khuẩn lạc xù xì, bề mặt không nhẵn bóng, rìa nhăn;

- Trên thạch MacConkey: Pasteurella multocida không mọc.

Chọn khuẩn lạc nghi ngờ trên thạch máu đã nuôi cấy vi khuẩn cấy vào môi trường nước thịt và thạch máu, nuôi trong tủ ấm để kiểm tra hình thái và xác định các đặc tính sinh hóa của vi khuẩn.

Quá trình xác định vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng gia cầm được tiến hành ra sao?

Theo tiểu mục 6.5 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-31:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 31: Bệnh tụ huyết trùng gia cầm quy định về xác định vi khuẩn như sau:

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
6.5. Xác định vi khuẩn
6.5.1. Kiểm tra hình thái
- Làm tiêu bản:
+ Từ khuẩn lạc: nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý (3.5) lên phiến kính (4.4), dùng que cấy (4.5) lấy khuẩn lạc hòa đều vào giọt nước muối sinh lý (3.5).
+ Từ canh khuẩn (nước thịt đã nuôi cấy vi khuẩn): lấy một vòng que cấy canh khuẩn dàn mỏng lên trên phiến kính (4.4).
- Tiêu bản được để khô và cố định trên ngọn lửa của đèn cồn (4.9);
- Tiêu bản được nhuộm bằng phương pháp Gram (xem Phụ lục A);
- Pasteurella multocida bắt màu hồng (Gram âm), đa hình thái (hình cầu, hình cầu trực khuẩn, hình trực khuẩn ngắn), thường đứng riêng lẻ hay thành cặp.
6.5.2. Xác định các đặc tính sinh hóa
Xác định Pasteurella multocida dựa vào một số đặc tính sinh hóa được nêu trong Bảng 1.
Bảng 1 - Một số đặc tính sinh hóa đặc trưng của vi khuẩn Pasteurella multocida
Một số đặc tính sinh hóa đặc trưng của vi khuẩn Pasteurella multocida
Xác định đặc tính sinh hóa theo quy định tại Phụ lục C.
6.5.3. Thử độc lực của vi khuẩn Pasteurella multocida
Động vật thí nghiệm: chuột nhắt trắng hoặc thỏ (3.4).
Huyễn dịch tiêm: lấy khuẩn lạc phân lập được từ bệnh phẩm (sau khi đã được kiểm tra hình thái, tính chất mọc trên các môi trường và đặc tính sinh hóa) cấy vào môi trường nước thịt (3.1), nuôi cấy tĩnh (không lắc) ở tủ ấm (4.1). Sau 24 h nuôi cấy, lấy 0,2 ml canh trùng tiêm vào dưới da, xoang phúc mạc hoặc tĩnh mạch cho hai con chuột nhắt trắng (3.4) hoặc lấy 2 ml tiêm cho hai con thỏ (3.4) và theo dõi trong thời gian 7 ngày.
Đọc kết quả:
- Nếu 2 con chết: vi khuẩn Pasteurella multocida có độc lực cao;
- Nếu 1 con chết, 1 con không chết: vi khuẩn Pasteurella multocida có độc lực yếu;
- Nếu không có con nào chết: vi khuẩn Pasteurella multocida không có độc lực.
CHÚ THÍCH: Vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được từ động vật thí nghiệm chết sau khi tiêm bệnh phẩm không cần kiểm tra lại độc lực trên động vật thí nghiệm.

Như vậy, quá trình xác định vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng gia cầm sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn nêu trên.

Bệnh tụ huyết trùng gia cầm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Gà mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Cần bao nhiêu gan gà để làm mẫu bệnh phẩm chẩn đoán bệnh?
Pháp luật
Để tiến hành chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gia cầm ở gà bằng phương pháp tiêm động vật thí nghiệm thì cần làm thế nào?
Pháp luật
Gà mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm có tỷ lệ tử vong cao hay không? Tỷ lệ lên tới bao nhiêu phần trăm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh tụ huyết trùng gia cầm
1,577 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh tụ huyết trùng gia cầm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào