Để thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam thì tổ chức nghiên cứu nước ngoài cần phải nộp bao nhiêu bộ hồ sơ xin phép cho Bộ Ngoại giao?
- Để thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam thì tổ chức nghiên cứu nước ngoài cần phải nộp bao nhiêu bộ hồ sơ xin phép cho Bộ Ngoại giao?
- Hồ sơ xin phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức nghiên cứu nước ngoài cần những gì?
- Trình tự cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện được thực hiện như thế nào?
Để thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam thì tổ chức nghiên cứu nước ngoài cần phải nộp bao nhiêu bộ hồ sơ xin phép cho Bộ Ngoại giao?
Căn cứ Mục III Thông tư 10/2005/TT-BNG quy định về việc nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng đại diện như sau:
TRÌNH TỰ CẤP, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP
1. Tổ chức nước ngoài xin lập VPĐD, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép phải làm 03 (Ba) bộ hồ sơ theo quy định tại Mục II, khoản 4 của Thông tư này và nộp trực tiếp cho Bộ Ngoại giao (Vụ các Tổ chức Quốc tế).
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có sổ theo dõi và trao giấy biên nhận khi nhận đầy đủ các hồ sơ hợp lệ.
2. Trước khi ban hành quyết định theo thẩm quyền, Bộ Ngoại giao lấy ý kiến của cơ quan chủ quản Việt Nam, các Bộ, cơ quan liên quan và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại địa phương nơi VPĐD dự kiến đặt trụ sở trong trường hợp cấp mới hoặc nơi đặt VPĐD trong trường hợp xin sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép. Trong trường hợp có các ý kiến khác nhau, Bộ Ngoại giao sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc phê duyệt cấp, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép. Bộ Ngoại giao thông báo kết quả xét duyệt tới tổ chức nước ngoài liên quan trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ các hồ sơ hợp lệ.
...
Theo đó, để thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam thì tổ chức nghiên cứu nước ngoài cần lập 03 bộ hồ sơ và nộp trực tiếp cho Bộ Ngoại giao (Vụ các Tổ chức Quốc tế).
Để thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam thì tổ chức nghiên cứu nước ngoài cần phải nộp bao nhiêu bộ hồ sơ xin phép cho Bộ Ngoại giao? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xin phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức nghiên cứu nước ngoài cần những gì?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 06/2005/NĐ-CP thì hồ sơ xin lập văn phòng đại diện tại Việt Nam cần những giấy tờ sau:
(1) Văn bản đề nghị lập Văn phòng đại diện của Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam với những nội dung chính sau:
- Tên của Tổ chức nước ngoài, nơi đặt trụ sở chính; tên Bộ, ngành hoặc chính quyền địa phương phụ trách;
- Sơ lược về lịch sử phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Tổ chức nước ngoài, những hoạt động hợp tác đã và đang triển khai ở các nước khác trong khu vực và trên thế giới;
- Chương trình, dự án và kế hoạch hoạt động tại Việt Nam với thời hạn từ 5 năm trở lên;
- Lý do lập Văn phòng đại diện, địa điểm đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam, dự kiến số người nước ngoài và người Việt Nam làm việc tại Văn phòng đại diện.
- Cam kết về việc Văn phòng đại diện và nhân viên Văn phòng đại diện phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, không có bất kỳ hoạt động sinh lợi nào hoặc bất kỳ hoạt động nào khác nằm ngoài chương trình dự án hợp tác đã được cơ quan chủ quản phía Việt Nam phê duyệt.
(2) Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của Tổ chức nước ngoài.
(3) Văn bản của Bộ, ngành hoặc chính quyền địa phương nước ngoài phụ trách cho phép Tổ chức nước ngoài lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam; văn bản xác nhận tư cách pháp nhân của Tổ chức nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi đặt trụ sở chính cấp.
(4) Văn kiện chương trình, dự án đã được Cơ quan chủ quản phía Việt Nam phê duyệt.
(6) Tiểu sử của người dự kiến được cử làm Trưởng Văn phòng đại diện và Thư giới thiệu hoặc quyết định bổ nhiệm làm Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam của người đứng đầu Bộ, ngành hoặc chính quyền địa phương phụ trách tổ chức nước ngoài.
Trình tự cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 8 Nghị định 06/2005/NĐ-CP thì trình tự cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện được thực hiện như sau:
(1) Bộ ngoại giao gửi công văn kèm theo hồ sơ xin lập Văn phòng đại diện của Tổ chức nghiên cứu nước ngoài cho Cơ quan chủ quản phía Việt Nam và các cơ quan liên quan để xin ý kiến.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Công văn của Bộ Ngoại giao, các cơ quan được xin ý kiến phải trả lời bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao.
(2) Bộ Ngoại giao xem xét cấp Giấy phép cho Văn phòng đại diện sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan.
Trong trường hợp có ý kiến khác nhau, Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
(3) Khi cấp Giấy phép cho Văn phòng đại diện, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan chủ quản, các Bộ, cơ quan liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở để các cơ quan biết và thực hiện chức năng quan lý nhà nước đối với hoạt động của Văn phòng đại diện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?