Để thành lập trại nuôi tôm sú cần phải đáp ứng các điều kiện nào? Hồ sơ trình tự thủ tục mở trại nuôi tôm sú được tiến hành như thế nào?

Tôi vừa mới mua một mảnh đất tại Huyện Bình Đại, Tỉnh Bến Tre. Tôi dự định mở một trại nuôi tôm sú nhưng không biết điều kiện mở trại nuôi tôm như thế nào? Để mở một trại nuôi tôm sú hợp pháp cần có những giấy tờ pháp lý gì?

Để thành lập trại nuôi tôm sú cần phải đáp ứng các điều kiện nào?

Căn cứ Điều 38 Luật Thủy sản 2017 quy định:

"Điều 38. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
1. Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi;
c) Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
d) Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
đ) Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Cơ sở nuôi trồng thủy sản dùng làm cảnh, giải trí, mỹ nghệ, mỹ phẩm phải tuân theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên biển phải lập dự án nuôi trồng thủy sản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản, trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 của Luật này.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
5. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; nội dung, trình tự, thủ tục cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển."

Đồng thời tại Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 34. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
Điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản được quy định chi tiết như sau:
1. Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản trong ao (đầm/hầm), bể:
a) Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
b) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;
c) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản này.
2. Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, đăng quầng (sau đây được gọi là nuôi lồng bè):
a) Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
b) Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.
3. Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường."

Theo đó để mở trại nuôi tôm sú cần đáp ứng các điều kiện:

- Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;

- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi;

- Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;

- Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;

- Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

Trại nuôi tôm sú

Trại nuôi tôm sú

Hồ sơ trình tự thủ tục mở trại nuôi tôm sú được tiến hành như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 50/2018/QĐ-TTg quy định về đối tượng thủy sản nuôi chủ lực do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:

“Điều 3. Danh mục đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
1. Tôm sú (Penaeus monodon Fabricus, 1798).
2. Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931).
3. Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878).”

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn mở trại nuôi tôm sú thuộc đối tượng thủy sản nuôi thủy lực. Hồ sơ đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 36 Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản như sau:

“Điều 36. Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh là cơ quan tiếp nhận, thẩm định và cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản hoặc giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
c) Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
3. Hồ sơ đăng ký lại bao gồm:
a) Đơn đăng ký lại theo Mẫu số 27.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính giấy xác nhận đăng ký đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);
c) Trường hợp có sự thay đổi chủ cơ sở nuôi phải có giấy tờ chứng minh; thay đổi diện tích ao nuôi, mục đích sử dụng phải có sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
4. Trình tự đăng ký, đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực bao gồm:
a) Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 28.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực khi thuộc một trong các trường hợp sau: giấy xác nhận đăng ký bị mất; bị rách; thay đổi chủ cơ sở nuôi; thay đổi diện tích ao nuôi; thay đổi đối tượng nuôi; thay đổi mục đích sử dụng.”

Theo đó để mở trại nuôi tôm sú tiến hành theo trình tự thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ:

- Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản hoặc giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;

- Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh

Bước 3: Chờ kết quả

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy xác nhận.

Chủ trại nuôi tôm sú có trách nhiệm gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Quyết định 50/2018/QĐ-TTg quy định:

"3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đối tượng thủy sản nuôi chủ lực:
a) Thực hiện đăng ký nuôi thủy sản theo quy định hiện hành;
b) Được hưởng các chính sách theo quy định của pháp luật; được cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin về kết quả quan trắc cảnh báo môi trường, tình hình phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực khi có đề nghị."
Nuôi tôm sú
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để thành lập trại nuôi tôm sú cần phải đáp ứng các điều kiện nào? Hồ sơ trình tự thủ tục mở trại nuôi tôm sú được tiến hành như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nuôi tôm sú
2,411 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nuôi tôm sú

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nuôi tôm sú

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào