Để phòng chống rửa tiền thì việc nhận biết khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng đến chính trị thế nào?
- Trong công tác phòng chống rửa tiền, các thông tin để nhận biết khách hàng bao gồm các thông tin gì?
- Để phòng chống rửa tiền thì nhận biết khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị thế nào?
- Trong công tác phòng chống rửa tiền thì danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị được cung cấp như thế nào?
Trong công tác phòng chống rửa tiền, các thông tin để nhận biết khách hàng bao gồm các thông tin gì?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 quy định thông tin nhận biết khách hàng phải có các thông tin chính sau đây:
(1) Thông tin nhận dạng khách hàng:
- Đối với khách hàng cá nhân là người Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại.
Đối với khách hàng cá nhân là người nước ngoài: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở Việt Nam;
- Đối với khách hàng là tổ chức: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính; số điện thoại, số fax; lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; thông tin về người thành lập, đại diện cho tổ chức bao gồm các thông tin quy định tại điểm a khoản này.
(2) Thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi:
- Đối tượng báo cáo phải xác định chủ sở hữu hưởng lợi và áp dụng các biện pháp để nhận biết và cập nhật thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi;
- Đối với khách hàng là pháp nhân hoặc khi cung ứng dịch vụ thỏa thuận ủy quyền, đối tượng báo cáo phải thu thập thông tin về quyền sở hữu và cơ cấu kiểm soát để xác định được cá nhân có lợi ích kiểm soát và chi phối hoạt động của pháp nhân hoặc thỏa thuận ủy quyền đó.
(3) Mục đích của khách hàng trong mối quan hệ với đối tượng báo cáo.
Đồng thời tại Điều 4 Nghị định 116/2013/NĐ-CP có hướng dẫn về nội dung này như sau:
Thông tin nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng
1. Thông tin nhận biết khách hàng là tổ chức, cá nhân người Việt Nam hoặc người nước ngoài phải bao gồm các thông tin được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật phòng, chống rửa tiền.
2. Đối với khách hàng cá nhân là người không quốc tịch, thông tin nhận dạng bao gồm: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp, chức vụ; sổ thị thực; cơ quan cấp thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và ở Việt Nam.
3. Đối với khách hàng cá nhân là người có từ hai (02) quốc tịch trở lên, ngoài những thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này, đối tượng báo cáo phải thu thập bổ sung thông tin về các quốc tịch, các địa chỉ đăng ký cư trú tại các quốc gia mang quốc tịch.
4. Đối tượng báo cáo xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 11 Luật phòng, chống rửa tiền.
Để phòng chống rửa tiền thì nhận biết khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị thế nào? (Hình từ Internet)
Để phòng chống rửa tiền thì nhận biết khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 quy định khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị là người giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức hữu quan của nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo danh sách khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị này trên cơ sở khuyến nghị của tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
Đối tượng báo cáo phải có hệ thống quản lý rủi ro để xác định khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị và áp dụng các biện pháp sau đây:
- Xây dựng quy chế kiểm soát nội bộ đối với việc mở tài khoản hoặc thiết lập giao dịch khi khách hàng hoặc chủ sở hữu hưởng lợi được xác định là cá nhân có ảnh hưởng chính trị;
- Thực hiện các biện pháp nhằm nhận biết nguồn gốc tài sản của khách hàng;
- Tăng cường giám sát khách hàng và quan hệ kinh doanh với khách hàng.
Trong công tác phòng chống rửa tiền thì danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị được cung cấp như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 35/2013/TT-NHNN (Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 31/2014/TT-NHNN) có quy định:
Danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị
1. Danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật phòng, chống rửa tiền được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp cho đối tượng báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử.
2. Đối tượng báo cáo phải đăng ký bằng văn bản với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (qua Cục Phòng, chống rửa tiền) thông tin về người tiếp nhận Danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị, gồm: họ tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, chức vụ, địa chỉ nơi làm việc, số điện thoại và hòm thư điện tử.
3. Đối tượng báo cáo không được cung cấp Danh sách này cho bên thứ ba nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Theo đó trong công tác phòng chống rửa tiền thì danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp cho đối tượng báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử.
Lưu ý: Đối tượng báo cáo không được cung cấp Danh sách này cho bên thứ ba nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?