Đề nghị miễn chi phí giám định trong tố tụng hành chính thực hiện theo thủ tục như thế nào? Ai có quyền quyết định miễn chi phí giám định?
Đối tượng nào được miễn chi phí giám định trong tố tụng hành chính?
Theo khoản 2 Điều 360 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định
...
2. Chi phí giám định là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc giám định và do người giám định tính căn cứ vào quy định của pháp luật.
Theo đó, chi phí giám định trong tố tụng hành chính là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc giám định và do người giám định tính căn cứ vào quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 12 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Đối tượng được miễn tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định như sau:
Đối tượng được miễn tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định
Người nghèo theo quy định của Chính phủ được miễn tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định.
Theo quy định trên, người nghèo theo quy định của Chính phủ được miễn chi phí giám định trong tố tụng hành chính.
Lưu ý: Việc miễn chi phí giám định trên chỉ áp dụng đối với người có yêu cầu giám định, được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận và việc giám định do tổ chức giám định công lập thực hiện (theo khoản 2 Điều 13 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012).
Tham khảo quy định về các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều; chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021 - 2025 tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP.
Tố tụng hành chính (Hình từ Internet)
Đề nghị miễn chi phí giám định trong tố tụng hành chính thực hiện theo thủ tục như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Thủ tục đề nghị miễn chi phí giám định như sau:
Thủ tục đề nghị miễn chi phí giám định
1. Người có nghĩa vụ nộp chi phí giám định thuộc đối tượng được miễn quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này phải có đơn đề nghị miễn chi phí giám định gửi Tòa án kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn chi phí giám định.
2. Đơn đề nghị miễn chi phí giám định phải có các nội dung chính sau đây:
a) Các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 16 của Pháp lệnh này;
b) Lý do, căn cứ đề nghị miễn tiền tạm ứng chi phí giám định theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này.
Theo đó, người có nghĩa vụ nộp chi phí giám định thuộc đối tượng được miễn quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 phải có đơn đề nghị miễn chi phí giám định gửi Tòa án kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn chi phí giám định.
Đơn đề nghị miễn chi phí giám định phải có các nội dung chính sau:
- Các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 16 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 gồm:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn;
+ Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;
+ Đối tượng trưng cầu giám định.
- Lý do, căn cứ đề nghị miễn tiền tạm ứng chi phí giám định, ví dụ: giấy tờ chứng minh là người nghèo theo quy định của Chính phủ.
Ai có quyền quyết định miễn chi phí giám định trong tố tụng hành chính cho người nghèo?
Căn cứ theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định
1. Thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định được thực hiện như sau:
a) Trường hợp vụ án được giải quyết mà không phải mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định;
b) Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định;
c) Đối với việc dân sự, Thẩm phán được phân công giải quyết việc dân sự có thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định.
2. Việc miễn chi phí giám định phải được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.
Theo quy định trên, thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định trong tố tụng hành chính được thực hiện như sau:
- Trường hợp vụ án được giải quyết mà không phải mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định;
- Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền quyết định miễn chi phí giám định;
Việc miễn chi phí giám định trong tố tụng hành chính phải được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.
Lưu ý: Pháp lệnh này quy định về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng và người phiên dịch trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính (sau đây gọi chung là chi phí trong tố tụng) theo Điều 1 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?