Đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao có được sử dụng tài khoản định danh điện tử thay thế cho căn cước công dân?
- Đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao có được sử dụng tài khoản định danh điện tử thay thế cho căn cước công dân?
- Kinh phí phục vụ công tác thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao được lấy từ đâu?
- Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao đối với cá nhân hiện nay được quy định như thế nào?
Đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao có được sử dụng tài khoản định danh điện tử thay thế cho căn cước công dân?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 32/2011/TT-BKHCN được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BKHCN như sau:
Cá nhân là công dân Việt Nam có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thay thế cho bản sao các giấy tờ dưới đây khi tiến hành thực hiện các thủ tục để đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao:
- Giấy chứng minh nhân dân;
- Thẻ Căn cước công dân;
- Hộ chiếu.
Như vậy, theo quy định nêu trên, cá nhân là công dân Việt Nam có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao.
Đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao có được sử dụng tài khoản định danh điện tử thay thế cho căn cước công dân? (Hình từ Internet).
Kinh phí phục vụ công tác thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao được lấy từ đâu?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 32/2011/TT-BKHCN được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 04/2020/TT-BKHCN và khoản 1 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BKHCN quy định về kinh phí phục vụ công tác thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao:
Kinh phí phục vụ công tác thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận
1. Nguồn kinh phí thẩm định hồ sơ được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp hàng năm cho Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
2. Nội dung chi, mức chi được áp dụng theo quy định tại Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và văn bản liên quan.
3. Hằng năm căn cứ vào dự toán được giao, Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ thực hiện chi theo đúng các quy định tại Thông tư này và các quy định về quản lý ngân sách nhà nước. Việc thanh, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Như vậy, theo quy định trên, nguồn kinh phí thẩm định hồ sơ được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp hàng năm cho Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ
Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao đối với cá nhân hiện nay được quy định như thế nào?
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao đối với cá nhân được quy định tại Điều 2 Quyết định 55/2010/QĐ-TTg.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động của cá nhân, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động của cá nhân theo mẫu quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, kèm theo 02 ảnh cỡ 4x6 cm;
- Bản phô tô Giấy chứng minh hoặc Hộ chiếu còn giá trị;
- Bản thuyết minh dự án ứng dụng công nghệ cao, đề tài, đề án nghiên cứu và phát triển công nghệ cao (công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển);
- Xác nhận bằng văn bản của Sở Khoa học và Công nghệ đối với các nội dung đã trình bày trong Bản thuyết minh dự án ứng dụng công nghệ cao, đề tài, đề án nghiên cứu và phát triển công nghệ cao nơi cá nhân hoạt động ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đề nghị xác nhận của tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận bằng văn bản các nội dung đã trình bày trong Bản thuyết minh dự án ứng dụng công nghệ cao, đề tài, đề án nghiên cứu và phát triển công nghệ cao. Trường hợp từ chối xác nhận thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Bộ Khoa học và Công nghệ phải có công văn yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động có trách nhiệm bổ sung, sửa chữa và gửi lại Bộ Khoa học và Công nghệ.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động do tổ chức, cá nhân gửi, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận hoạt động và gửi cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động.
Mẫu Giấy chứng nhận hoạt động, giấy xác nhận quy định tại điểm d khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều 2 Quyết định 55/2010/QĐ-TTg do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?