Để khắc phục hậu quả sau cháy rừng việc xác định nguyên nhân gây cháy rừng thực hiện như thế nào? Chủ rừng xác định thiệt hại do cháy rừng gây ra như thế nào?
- Chủ rừng khắc phục hậu quả xác định thiệt hại do cháy rừng gây ra như thế nào và gồm những nội dung gì?
- Để khắc phục hậu quả sau cháy rừng việc xác định nguyên nhân gây cháy rừng thực hiện như thế nào?
- Trách nhiệm thực hiện các biện pháp phục hồi rừng để khắc phục hậu quả sau cháy rừng của chủ rừng như thế nào?
Chủ rừng khắc phục hậu quả xác định thiệt hại do cháy rừng gây ra như thế nào và gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định xác định thiệt hại do cháy rừng, nguyên nhân gây cháy rừng và giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy như sau:
Xác định thiệt hại do cháy rừng, nguyên nhân gây cháy rừng và giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy
1. Chủ rừng xác định thiệt hại do cháy rừng gây ra theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, bao gồm: diện tích, loại rừng, trạng thái rừng bị thiệt hại; thiệt hại về người, tài sản và các thiệt hại khác (nếu có).
...
Tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng như sau:
Khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng
1. Chủ rừng xác định mức độ rừng bị thiệt hại sau khi cháy, thống kê và báo cáo cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, chính quyền địa phương sở tại.
...
Như vậy, chủ rừng xác định mức độ rừng bị thiệt hại sau khi cháy, thống kê và báo cáo cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, chính quyền địa phương sở tại.
Chủ rừng xác định thiệt hại do cháy rừng gây ra bao gồm: diện tích, loại rừng, trạng thái rừng bị thiệt hại; thiệt hại về người, tài sản và các thiệt hại khác (nếu có).
Để khắc phục hậu quả sau cháy rừng việc xác định nguyên nhân gây cháy rừng thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Để khắc phục hậu quả sau cháy rừng việc xác định nguyên nhân gây cháy rừng thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định về xác định nguyên nhân gây cháy rừng như sau:
Xác định thiệt hại do cháy rừng, nguyên nhân gây cháy rừng và giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy
...
2. Xác định nguyên nhân gây cháy rừng
a) Việc điều tra, xác định nguyên nhân gây cháy rừng thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.
b) Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, mức độ thiệt hại đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
...
Tại khoản 4 Điều 52 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng như sau:
Khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng
...
4. Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, cơ quan điều tra, xác định nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, mức độ thiệt hại và xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, để khắc phục hậu quả sau cháy rừng, cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, cơ quan điều tra, xác định nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, mức độ thiệt hại và xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, mức độ thiệt hại đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm thực hiện các biện pháp phục hồi rừng để khắc phục hậu quả sau cháy rừng của chủ rừng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Xác định thiệt hại do cháy rừng, nguyên nhân gây cháy rừng và giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy
...
3. Chủ rừng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phục hồi rừng sau khi cháy theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.
4. Cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn, kiểm tra việc xác định thiệt hại do cháy rừng gây ra, đôn đốc chủ rừng thực hiện việc phục hồi rừng sau cháy.
Tại khoản 2 Điều 52 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng như sau:
Khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng
...
2. Căn cứ mức độ thiệt hại, chủ rừng xác định và thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung hoặc trồng rừng mới.
Theo quy định trên, chủ rừng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phục hồi rừng sau khi cháy căn cứ mức độ thiệt hại, chủ rừng xác định và thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung hoặc trồng rừng mới.
Bên cạnh đó, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn, kiểm tra việc xác định thiệt hại do cháy rừng gây ra, đôn đốc chủ rừng thực hiện việc phục hồi rừng sau cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?