Để được tổ chức đào tạo thường xuyên theo chương trình chuyển giao công nghệ thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng điều kiện như thế nào?

Cho tôi hỏi chương trình đào tạo thường xuyên chuyển giao công nghệ phải đáp ứng các yêu cầu gì? Để được tổ chức đào tạo thường xuyên theo chương trình chuyển giao công nghệ thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng điều kiện như thế nào? - Câu hỏi của chị Huỳnh (Bình Dương)

Chương trình đào tạo thường xuyên chuyển giao công nghệ phải đáp ứng các yêu cầu gì?

Chương trình đào tạo thường xuyên chuyển giao công nghệChương trình đào tạo thường xuyên chuyển giao công nghệ (Hình từ Internet)

Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về các chương trình đào tạo thường xuyên như sau:

Chương trình đào tạo thường xuyên
1. Đào tạo thường xuyên được thực hiện với các chương trình sau đây:
a) Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp;
b) Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề;
c) Chương trình chuyển giao công nghệ;
d) Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng;
đ) Chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên.

Theo đó, chương trình chuyển giao công nghệ là một trong các chương trình đào tạo thường xuyên được thực hiện.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì chương trình đào tạo thường xuyên chuyển giao công nghệ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề đã học, nâng cao khả năng lao động, tăng năng suất lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp.

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, lớp đào tạo nghề thực hiện các chương trình đào tạo chuyển giao công nghệ tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng hoặc tổ chức lựa chọn chương trình đào tạo cho mình;

Để được tổ chức đào tạo thường xuyên theo chương trình chuyển giao công nghệ thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng điều kiện như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên như sau:

Điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên
1. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
a) Đối với nghề có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức đào tạo nghề chính quy và có ít nhất một khóa đã tốt nghiệp.
b) Đối với nghề không có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thì thực hiện theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này.

Theo đó, khi tổ chức đào tạo thường xuyên theo chương trình chuyển giao công nghệ, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Đối với nghề có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đã tổ chức đào tạo nghề chính quy và có ít nhất một khóa đã tốt nghiệp.

- Đối với nghề không có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 6 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH) như sau:

+ Có chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo của từng nghề được xây dựng, phê duyệt theo quy định tại Điều 4 và 5 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH;

- Có người dạy nghề là nhà giáo; nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành; người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân làng nghề, nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo.

- Có cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và theo số lượng người học, thời gian đào tạo.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp mở lớp đào tạo nghề theo chương trình chuyển giao công nghệ được hưởng những ưu đãi gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp mở lớp đào tạo nghề thực hiện chương trình đào tạo thường xuyên chuyển giao công nghệ có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì được hưởng các chính sách ưu đãi sau đây:

- Các khoản chi cho hoạt động của lớp đào tạo nghề được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

- Được tham gia các chương trình, đề án về đào tạo nghề của Nhà nước nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;

- Được cấp chứng chỉ đào tạo cho người học;

- Được cử người dạy nghề tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, lớp bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến thức công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn;

- Người học được hỗ trợ đào tạo nếu lớp đào tạo nghề thuộc các chương trình, đề án về đào tạo nghề của Nhà nước.

Tại khoản 3 Điều 45 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định lớp đào tạo nghề đáp ứng các điều kiện sau đây thì được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước:

- Có cơ sở vật chất, thiết bị, giáo viên, chương trình đào tạo phù hợp với nghề đào tạo;

- Có báo cáo bằng văn bản về hoạt động đào tạo nghề với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mở lớp đào tạo nghề.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các loại hình tổ chức cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện hành
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là gì? Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo giảng dạy khối lượng kiến thức THPT tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp TP HCM năm 2024?
Pháp luật
Xử phạt đối với việc không đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Pháp luật
Không báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hàng năm có bị thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng không?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật cần phải đảm bảo có giáo trình và thời gian đào tạo phù hợp với người khuyết tật đúng không?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có được phép giải thể theo đề nghị của tổ chức thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó không?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện tuyển sinh tối đa mấy lần trong một năm theo quy định?
Pháp luật
Việc đánh giá định kỳ đối với kết quả học tập theo môn học bắt buộc của học sinh cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài có được thành lập chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện không?
Pháp luật
Tổ chức cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm mục đích gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1,959 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào