Để được phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì công chức giữ chức vụ lãnh đạo trong Tòa án nhân dân cần đáp ứng tiêu chí gì?
- Việc phân loại đánh giá công chức trong Tòa án nhân dân được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền phân loại đánh giá đối với những chức danh nào?
- Để được phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì công chức giữ chức vụ lãnh đạo trong Tòa án nhân dân cần đáp ứng tiêu chí gì?
Việc phân loại đánh giá công chức trong Tòa án nhân dân được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định căn cứ đánh giá công chức, viên chức, người lao động như sau:
Căn cứ đánh giá công chức, viên chức, người lao động
1. Đối với công chức:
a) Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức;
b) Tiêu chuẩn ngạch công chức tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, quy tắc đạo đức, quy định theo chức danh của Tòa án nhân dân;
c) Nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được phân công hoặc được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
...
Như vậy, việc phân loại đánh giá đối với công chức trong Tòa án nhân dân được thực hiện dựa trên các căn cứ sau đây:
(1) Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức;
(2) Tiêu chuẩn ngạch công chức tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, quy tắc đạo đức, quy định theo chức danh của Tòa án nhân dân;
(3) Nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được phân công hoặc được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Việc phân loại đánh giá công chức trong Tòa án nhân dân được thực hiện dựa trên những căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền phân loại đánh giá đối với những chức danh nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định thẩm quyền đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động như sau:
Thẩm quyền đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với cấp phó của mình, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị.
...
Như vậy, theo quy định thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền phân loại đánh giá đối với những chức danh sau:
(1) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao;
(2) Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao;
(3) Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Để được phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì công chức giữ chức vụ lãnh đạo trong Tòa án nhân dân cần đáp ứng tiêu chí gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ như sau:
Tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
...
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
a) Thực sự gương mẫu về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, tác phong lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật theo quy định tại Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Ban Chấp hành Trung ương;
b) Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy định tại tại Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Ban Chấp hành Trung ương;
c) Lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
d) Làm tốt công tác tham mưu, hoạch định, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và thi hành pháp luật;
đ) Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân theo đúng quy định của pháp luật;
e) Có năng lực tập hợp, xây dựng đơn vị đoàn kết, thống nhất;
g) Đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 50% nhiệm vụ cơ bản hoàn thành vượt mức. 100% các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp được xếp loại từ hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 70% đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;
h) Có công trình khoa học, đề án, đề tài, bài viết được đăng trên tạp chí về pháp luật hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ, như: Tham gia xây dựng văn bản hướng dẫn áp dụng trong Tòa án nhân dân; tham gia xét xử, giải quyết các vụ án lớn, trọng điểm, phức tạp; đề xuất bản án được cấp có thẩm quyền quyết định làm án lệ,... được tập thổ lãnh đạo đơn vị công nhận.
Như vậy, công chức giữ chức vụ lãnh đạo muốn được phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đạt được tất cả các tiêu chí sau đây:
(1) Thực sự gương mẫu về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, tác phong lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật theo quy định tại Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Ban Chấp hành Trung ương;
(2) Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy định tại tại Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Ban Chấp hành Trung ương;
(3) Lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
(4) Làm tốt công tác tham mưu, hoạch định, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và thi hành pháp luật;
(5) Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân theo đúng quy định của pháp luật;
(6) Có năng lực tập hợp, xây dựng đơn vị đoàn kết, thống nhất;
(7) Đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ.
Trong đó có ít nhất 50% nhiệm vụ cơ bản hoàn thành vượt mức. 100% các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp được xếp loại từ hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 70% đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;
(8) Có công trình khoa học, đề án, đề tài, bài viết được đăng trên tạp chí về pháp luật hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ được tập thể lãnh đạo đơn vị công nhận, như:
- Tham gia xây dựng văn bản hướng dẫn áp dụng trong Tòa án nhân dân;
- Tham gia xét xử, giải quyết các vụ án lớn, trọng điểm, phức tạp;
- Đề xuất bản án được cấp có thẩm quyền quyết định làm án lệ,...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?