Để được gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì?
- Ai có quyền gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động?
- Để được gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì?
- Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được gia hạn theo trình tự thế nào?
- Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được gia hạn tối đa bao nhiêu lần?
Ai có quyền gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động?
Người có quyền gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được quy định tại Điều 22 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.
Theo quy định trên, người có quyền gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đối với doanh nghiệp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Để được gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện để doanh nghiệp được gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Gia hạn giấy phép
1. Doanh nghiệp được gia hạn giấy phép phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này;
b) Không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;
c) Tuân thủ đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Nghị định này;
d) Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày hết hiệu lực của giấy phép ít nhất 60 ngày làm việc.
...
Theo đó, để được gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện sau:
(1) Đảm bảo các điều kiện sau:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
+ Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
+ Không có án tích.
+ Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
- Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
(2) Không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.
(3) Tuân thủ đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Nghị định này;
(4) Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày hết hiệu lực của giấy phép ít nhất 60 ngày làm việc.
Hoạt động cho thuê lại lao động (Hình từ Internet)
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được gia hạn theo trình tự thế nào?
Theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được gia hạn theo trình tự sau:
(1) Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị gia hạn giấy phép.
Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ theo quy định thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép;
(2) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gia hạn giấy phép đối với doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ;
(3) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, gia hạn giấy phép đối với doanh nghiệp.
Trường hợp không gia hạn giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không gia hạn giấy phép.
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được gia hạn tối đa bao nhiêu lần?
Số lần gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
1. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động in trên giấy bìa cứng có kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm); mặt trước ghi nội dung của giấy phép trên nền trắng có hoa văn màu xanh da trời, có hình quốc huy in chìm, khung viền màu đen; mặt sau có quốc hiệu, quốc huy và dòng chữ “GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG” in trên nền màu xanh da trời.
2. Nội dung giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 04/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Thời hạn của giấy phép được quy định như sau:
a) Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng;
b) Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;
c) Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
Như vậy, không giới hạn số lần gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, với thời gian gia hạn tối đa mỗi lần là 60 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?