Để được công nhận là tổ chức tôn giáo thì tổ chức cần có thời gian hoạt động tôn giáo từ bao nhiêu năm trở lên?
Một tổ chức tập hợp các tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành có được xem là tổ chức tôn giáo không?
Căn cứ khoản 12 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 định nghĩa về tổ chức tôn giáo như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận.
7. Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo.
8. Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.
9. Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.
10. Sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo.
11. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.
12. Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.
...
Theo đó, một tổ chức ngoài việc tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo ra thì phải được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo thì mới được xem là tổ chức tôn giáo.
Để được công nhận là tổ chức tôn giáo thì tổ chức cần có thời gian hoạt động tôn giáo từ bao nhiêu năm trở lên? (Hình từ Internet)
Để được công nhận là tổ chức tôn giáo thì tổ chức cần có thời gian hoạt động tôn giáo từ bao nhiêu năm trở lên?
Căn cứ Điều 21 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về việc công nhận tổ chức tôn giáo như sau:
Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo
Tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
2. Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
3. Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
4. Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;
5. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
6. Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Theo quy định trên để được công nhận là tổ chức tôn giáo thì tổ chức cần phải hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.
Ngoài ra, tổ chức cần phải đảm ứng được các điều kiện cần thiết khác như có hiến chương của tổ chức; có người đại diện, người lãnh đạo;...và một số điều kiện khác theo quy đinh pháp luật nêu trên.
Trình tự công nhận một tổ chức là tổ chức tôn giáo được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 22 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì trình tự công nhận một tổ chức là tổ chức tôn giáo bao gồm các bước sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ đề nghị công nhận
Tổ chức đủ điều kiện theo quy định gửi hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
Trong hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
(1) Văn bản đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo. Trong đơn đề nghị cần nêu rõ các thông tin sau:
- Tên tổ chức đề nghị công nhận, tên giao dịch quốc tế (nếu có);
- Tên tôn giáo; họ và tên người đại diện tổ chức;
- Số lượng tín đồ, địa bàn hoạt động của tổ chức tại thời điểm đề nghị;
- Cơ cấu tổ chức, trụ sở của tổ chức;
(2) Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
(3) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức;
(4) Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi;
(5) Hiến chương của tổ chức;
(6) Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức;
(7) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
(1) Trường hợp gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Ủy ban nhân dân sẽ xem xét hồ sơ đề nghị, nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ ra quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không công nhận thì sẽ nêu rõ lý do cho tổ chức biết.
(2) Trường hợp gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương
- Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương sẽ xem xét hồ sơ đề nghị, nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ ra quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong trường hợp quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương không công nhận sẽ nêu rõ lý do cho tổ chức biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?