Để được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn cần đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh như thế nào?

Để được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn cần đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh như thế nào? Đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì? Câu hỏi của anh Quốc Chiến tại Đồng Nai.

Để được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn cần đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh như thế nào?

Vật liệu hạt nhân nguồn là một trong các vật liệu sau đây: urani, thori dưới dạng quặng hoặc đuôi quặng; urani chứa thành phần đồng vị urani 235 ít hơn urani trong tự nhiên; các quặng chứa thori, urani bằng hoặc lớn hơn 0,05% tính theo trọng lượng; các hợp chất của thori và urani khác chưa đủ hàm lượng để được xác định là vật liệu hạt nhân theo khoản 15 Điều 3 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 giải thích.

Nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn là một trong những công việc bức xạ theo điểm h khoản 2 Điều 1 Nghị định 142/2020/NĐ-CP.

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về Nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn như sau:

Nhập khẩu nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân
1. Bảo đảm an toàn, an ninh
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Nghị định này;
b) Có nơi riêng biệt để lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ cho đến khi đưa vào sử dụng hoặc bàn giao cho tổ chức, cá nhân khác;
c) Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định này.
2. Trường hợp nhập khẩu nguồn phóng xạ kín, phải có cam kết trả lại nguồn cho nhà sản xuất khi không có nhu cầu sử dụng hoặc bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho việc xử lý, lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

Như vậy, để được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ nhập khẩu nguồn phóng xạ cần đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 142/2020/NĐ-CP, cụ thể bảo đảm mức liều chiếu xạ trong điều kiện làm việc bình thường như sau:

- Đối với nhân viên bức xạ:

+ Liều hiệu dụng không vượt quá 20 mSv/năm (lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau) và không vượt quá 50 mSv trong một năm bất kỳ trong giai đoạn này;

+ Liều tương đương đối với thủy tinh thể của mắt không vượt quá 20 mSv/năm (lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau) và không vượt quá 50 mSv trong một năm bất kỳ trong giai đoạn này;

+ Liều tương đương đối với da không vượt quá 500 mSv/năm theo loại hình công việc bức xạ cụ thể.

- Đối với công chúng:

+ Liều hiệu dụng không vượt quá 1 mSv/năm (lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau) và không vượt quá 5 mSv trong một năm bất kỳ trong giai đoạn này;

+ Liều tương đương đối với thủy tinh thể của mắt không vượt quá 15 mSv/năm;

+ Liều tương đương đối với da không vượt quá 50 mSv/năm đối với công chúng theo tình huống chiếu xạ cụ thể.

Bức xạ

Nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn (Hình từ Internet)

Đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn gồm những giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn theo Mẫu số 02 Phụ lục IV Ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP.

Tải Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn tại đây: Tải về.

- Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau:

+ Quyết định thành lập tổ chức;

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương.

Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận cửa cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

- Phiếu khai báo vật liệu hạt nhân nguồn theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III Ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP.

- Báo cáo đánh giá an toàn chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 142/2020/NĐ-CP. Báo cáo đánh giá an toàn thực hiện theo Mẫu số 10 Phụ lục V Ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP.

- Bản sao tài liệu của nhà sản xuất cung cấp thông tin như được khai trong phiếu khai báo vật liệu hạt nhân nguồn.

- Bản sao hợp đồng ủy thác nhập khẩu giữa tổ chức, cá nhân ủy thác và tổ chức, cá nhân nhận ủy thác trong trường hợp nhập khẩu ủy thác.

Giấy phép tiến hành công việc bức xạ nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn có thời hạn bao lâu?

Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 37 Nghị định 142/2020/NĐ-CP cũng có quy định như sau:

Thời hạn của Giấy phép tiến hành công việc bức xạ và Chứng chỉ nhân viên bức xạ
1. Giấy phép tiến hành công việc bức xạ có thời hạn như sau:
a) 12 tháng đối với các công việc: Nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ nhóm 4, nhóm 5 theo QCVN 6:2010/BKHCN (Cấp cho từng chuyến hàng đối với nguồn phóng xạ kín, nhiều chuyến hàng đối với nguồn phóng xạ hở).
b) 06 tháng đối với các công việc: Nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 theo QCVN 6:2010/BKHCN, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân (cấp cho từng chuyến hàng).
c) 06 tháng đối với các công việc: Vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.
d) 05 năm đối với công việc vận hành thiết bị chiếu xạ.
đ) 03 năm đối với các công việc bức xạ khác.
...

Theo các quy định trên, giấy phép tiến hành công việc bức xạ nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn có thời hạn 03 năm.

Giấy phép tiến hành công việc bức xạ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giấy phép tiến hành công việc bức xạ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giấy phép tiến hành công việc bức xạ - sử dụng thiết bị X -quang chẩn đoán trong y tế thì cần hồ sơ đề nghị có những giấy gì?
Pháp luật
Khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ tổ chức, cá nhân phải nộp những khoản phí nào?
Pháp luật
Việc xuất khẩu thiết bị hạt nhân được kiểm soát như thế nào? Để được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ xuất khẩu thiết bị hạt nhân cần điều kiện gì?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động nhập khẩu chất phóng xạ mới nhất?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động vận hành thiết bị chiếu xạ là mẫu nào?
Pháp luật
Cá nhân có được đề nghị cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị bức xạ bị mất không?
Pháp luật
Thời hạn thẩm định hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ Xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ bị nát là bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Tổ chức xuất khẩu nguồn phóng xạ bị mất giấy phép tiến hành công việc bức xạ có được đề nghị cấp lại giấy phép không?
Pháp luật
Tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ vận hành thiết bị chiếu xạ bằng những cách thức nào và cần mấy bộ hồ sơ?
Pháp luật
Cá nhân có được cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ xây dựng cơ sở bức xạ khi bị mất không?
Pháp luật
Tổ chức đề nghị cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ Lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ bằng những cách thức nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy phép tiến hành công việc bức xạ
1,013 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy phép tiến hành công việc bức xạ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy phép tiến hành công việc bức xạ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào