Để được cấp Giấy phép lập Văn phòng đại diện thì tổ chức nghiên cứu nước ngoài cần có những điều kiện gì?
- Để được cấp Giấy phép lập Văn phòng đại diện thì tổ chức nghiên cứu nước ngoài cần có những điều kiện gì?
- Hồ sơ xin lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của các tổ chức nghiên cứu của nước ngoài gồm có những giấy tờ gì?
- Tổ chức nghiên cứu nước ngoài xin lập Văn phòng đại diện nộp hồ sơ cho cơ quan nào?
Để được cấp Giấy phép lập Văn phòng đại diện thì tổ chức nghiên cứu nước ngoài cần có những điều kiện gì?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 06/2005/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức nước ngoài được cấp Giấy phép lập Văn phòng đại diện khi có đủ các điều kiện sau:
1. Có điều lệ, tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng, phù hợp với lĩnh vực hợp tác, nghiên cứu với Cơ quan chủ quản phía Việt Nam.
2. Có chương trình, dự án hợp tác, nghiên cứu dài hạn từ 5 năm trở lên tại Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt.
3. Có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước nơi Tổ chức nước ngoài đặt trụ sở chính.
4. Được Bộ, ngành hoặc chính quyền địa phương nước ngoài phụ trách cho phép lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, để được cấp Giấy phép lập Văn phòng đại diện thì tổ chức nghiên cứu nước ngoài cần có những điều kiện sau đây:
- Có điều lệ, tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng, phù hợp với lĩnh vực hợp tác, nghiên cứu với Cơ quan chủ quản phía Việt Nam.
- Có chương trình, dự án hợp tác, nghiên cứu dài hạn từ 5 năm trở lên tại Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt.
- Có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước nơi Tổ chức nước ngoài đặt trụ sở chính.
- Được Bộ, ngành hoặc chính quyền địa phương nước ngoài phụ trách cho phép lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Để được cấp Giấy phép lập Văn phòng đại diện thì tổ chức nghiên cứu nước ngoài cần có những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xin lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của các tổ chức nghiên cứu của nước ngoài gồm có những giấy tờ gì?
Căn cứ quy định Điều 6 Nghị định 06/2005/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ xin lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam gồm:
1. Văn bản đề nghị lập Văn phòng đại diện của Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam với những nội dung chính sau:
a. Tên của Tổ chức nước ngoài, nơi đặt trụ sở chính; tên Bộ, ngành hoặc chính quyền địa phương phụ trách;
b. Sơ lược về lịch sử phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Tổ chức nước ngoài, những hoạt động hợp tác đã và đang triển khai ở các nước khác trong khu vực và trên thế giới;
c. Chương trình, dự án và kế hoạch hoạt động tại Việt Nam với thời hạn từ 5 năm trở lên;
d. Lý do lập Văn phòng đại diện, địa điểm đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam, dự kiến số người nước ngoài và người Việt Nam làm việc tại Văn phòng đại diện.
đ. Cam kết về việc Văn phòng đại diện và nhân viên Văn phòng đại diện phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, không có bất kỳ hoạt động sinh lợi nào hoặc bất kỳ hoạt động nào khác nằm ngoài chương trình dự án hợp tác đã được cơ quan chủ quản phía Việt Nam phê duyệt.
2. Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của Tổ chức nước ngoài.
3. Văn bản của Bộ, ngành hoặc chính quyền địa phương nước ngoài phụ trách cho phép Tổ chức nước ngoài lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam; văn bản xác nhận tư cách pháp nhân của Tổ chức nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi đặt trụ sở chính cấp.
4. Văn kiện chương trình, dự án đã được Cơ quan chủ quản phía Việt Nam phê duyệt.
5. Tiểu sử của người dự kiến được cử làm Trưởng Văn phòng đại diện và Thư giới thiệu hoặc quyết định bổ nhiệm làm Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam của người đứng đầu Bộ, ngành hoặc chính quyền địa phương phụ trách tổ chức nước ngoài.
Theo đó, hồ sơ xin lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của các tổ chức nghiên cứu của nước ngoài gồm có những giấy tờ sau đây:
- Văn bản đề nghị lập Văn phòng đại diện của Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam với những nội dung chính nêu trên.
- Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của Tổ chức nước ngoài.
- Văn bản của Bộ, ngành hoặc chính quyền địa phương nước ngoài phụ trách cho phép Tổ chức nước ngoài lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam; văn bản xác nhận tư cách pháp nhân của Tổ chức nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi đặt trụ sở chính cấp.
- Văn kiện chương trình, dự án đã được Cơ quan chủ quản phía Việt Nam phê duyệt.
- Tiểu sử của người dự kiến được cử làm Trưởng Văn phòng đại diện và Thư giới thiệu hoặc quyết định bổ nhiệm làm Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam của người đứng đầu Bộ, ngành hoặc chính quyền địa phương phụ trách tổ chức nước ngoài.
Tổ chức nghiên cứu nước ngoài xin lập Văn phòng đại diện nộp hồ sơ cho cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 06/2005/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức nước ngoài xin lập Văn phòng đại diện phải nộp 03 bộ hồ sơ cho Bộ Ngoại giao. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Ngoại giao xem xét cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép lập Văn phòng đại diện cho tổ chức nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép). Trong trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Ngoại giao sẽ trả lời Tổ chức nước ngoài bằng văn bản.
Bộ Ngoại giao quy định chi tiết nội dung Giấy phép lập Văn phòng đại diện của Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy, tổ chức nghiên cứu nước ngoài xin lập Văn phòng đại diện nộp hồ sơ cho Bộ Ngoại giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?