Để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh thì cơ sở vật chất phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
- Cơ sở khám, chữa bệnh có được thành lập theo hình thức phòng khám chẩn đoán hình ảnh không?
- Để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh thì cơ sở vật chất phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
- Thiết bị y tế của phòng khám chẩn đoán hình ảnh thì phải đáp ứng những điều kiện gì để được cấp giấy phép hoạt động?
- Để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh thì nhân sư của phòng khám được quy định như thế nào?
Cơ sở khám, chữa bệnh có được thành lập theo hình thức phòng khám chẩn đoán hình ảnh không?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật và phải theo một trong các hình thức tổ chức sau đây:
...
4. Phòng khám chuyên khoa, bao gồm:
...
u) Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-Quang;
...
Như vậy cơ sở khám, chữa bệnh được thành lập theo hình thức phòng khám chẩn đoán hình ảnh.
Để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh thì cơ sở vật chất phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 109/2016/NĐ-CP và khoản 17 Điều 10 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang
1. Cơ sở vật chất:
a) Đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Nghị định này và các điều kiện sau đây tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký:
- Đối với phòng siêu âm, phòng nội soi chẩn đoán phải được thiết kế độc lập, mỗi phòng có diện tích ít nhất là 10 m2;
- Đối với phòng nội soi tiêu hóa nếu thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 phòng riêng biệt, mỗi phòng có diện tích ít nhất là 10 m2.
...
Theo đó, để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh thì cơ sở vật chất phải đáp ứng những điều kiện như sau:
- Đối với phòng siêu âm, phòng nội soi chẩn đoán phải được thiết kế độc lập, mỗi phòng có diện tích ít nhất là 10 m2;
- Đối với phòng nội soi tiêu hóa nếu thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 phòng riêng biệt, mỗi phòng có diện tích ít nhất là 10 m2.
Thiết bị y tế của phòng khám chẩn đoán hình ảnh thì phải đáp ứng những điều kiện gì để được cấp giấy phép hoạt động?
Trước đây tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 109/2016/NĐ-CP có quy định về thiết bị y tế của phòng khám chẩn đoán hình ảnh như sau:
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang
...
2. Thiết bị y tế:
a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
b) Có thiết bị phòng hộ cá nhân theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ.
...
Tuy nhiên quy định này đã bị bãi bỏ bởi khoản 18 Điều 10 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, như vậy đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh thì không có quy định cụ thể về thiết bị y tế.
Nhưng phòng khám chẩn đoán hình ảnh cũng thuộc một trong những phòng khám chuyên khoa nên căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, và được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định này, trừ điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
...
2. Thiết bị y tế: Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
Để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh thì nhân sư của phòng khám được quy định như thế nào?
Trước đây tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 29 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về nhân sự phòng khám chẩn đoán hình ảnh như sau:
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang
...
3. Nhân sự:
a) Người làm việc tại cơ sở nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó;
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chẩn đoán hình ảnh phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh và có thời gian trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh về chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh ít nhất là 54 tháng; là người hành nghề cơ hữu tại phòng khám chẩn đoán hình ảnh;
c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng X-Quang phải là bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc cử nhân X-Quang trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ hành nghề và có thời gian trực tiếp làm chuyên khoa X-Quang ít nhất là 54 tháng. Cử nhân X-Quang (trình độ đại học) được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán nhưng không được kết luận chẩn đoán; là người hành nghề cơ hữu tại phòng X-Quang.
Nhưng hiện tại các quy định này cũng đã bị bãi bỏ bởi khoản 19 Điều 10 Nghị định 155/2018/NĐ-CP.
Tức là việc cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh không còn phụ thuộc vào điều kiện về nhân sự như trước đây.
Do đó, để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh thì chị chỉ cần đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất như khoản 1 Điều 29 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?