Để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công trong công trình xây dựng, cá nhân cần đáp ứng những điều kiện chung và điều kiện cụ thể nào?

Tôi ra trường với tấm bằng kỹ sư xây dựng đã được 1 năm và hiện đang có nhu cầu muốn làm ở vị trí giám sát thi công trong công trình xây dựng. Tôi muốn biết về những điều kiện chung và điều kiện cụ thể mà tôi cần đáp ứng để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công công trình theo quy định của pháp luật hiện hành. Xin chân thành cảm ơn.

Để trở thành giám sát thi công công trình xây dựng cần đáp ứng những điều kiện chung nào?

Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện chung được quy định tại Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP gồm:

- Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

+ Hạng I; Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

+ Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

+ Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

- Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công trong công trình xây dựng

Cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công trong công trình xây dựng

Điều kiện chuyên môn để được xét cấp chứng chỉ hành nghề là gì?

Tại Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề đối với từng hoạt động xây dựng cụ thể là:

- Khảo sát xây dựng:

+ Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;

+ Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.

- Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.

- Thiết kế xây dựng:

+ Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);

+ Thiết kế cơ - điện công trình (không bao gồm công trình đường dây và trạm biến áp): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt;

+ Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp - thoát nước,

+ Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;

+ Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu - hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;

+ Thiết kế xây dựng công trình cấp nước - thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;

+ Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.

- Giám sát thi công xây dựng:

+ Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;

+ Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

- Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.

- Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.

Để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng, cá nhân cần có những điều kiện gì?

Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP nêu trên và điều kiện tương ứng với các hạng theo quy định tại Điều 71 Nghị định 15/2021/NĐ-CP sau:

- Hạng I: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

- Hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

- Hạng III: Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, trên đây là những điều kiện chung và điều kiện cụ thể để cá nhân có thể được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Tùy vào năng lực của mỗi cá nhân mà chứng chỉ hành nghề sẽ được phân hạng khác nhau.

Giám sát thi công
Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Làm sai lệch kết quả giám sát người giám sát thi công xây dựng công trình có phải bồi thường thiệt hại đã gây ra?
Pháp luật
Mẫu báo cáo hoàn thành công tác giám sát thi công xây dựng gói thầu mới nhất? Nội dung của biên bản nghiệm thu gồm những gì?
Pháp luật
Có bắt buộc chỉ huy trưởng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng đối với hạng mục trần thạch cao, sơn bả không?
Pháp luật
Việc cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Pháp luật
Để được cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp phải đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Có phải đóng thuế giá trị gia tăng vãng lai đối với hoạt động tư vấn, giám sát thi công có giá trị trên 1 tỷ đồng ở địa bàn khác tỉnh không?
Pháp luật
Học chuyên ngành kỹ thuật cơ điện có được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hay không?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền ký bản tiến độ thi công công trình? Chủ đầu tư có được thực hiện giám sát thi công công trình không?
Pháp luật
Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I cần phải đảm điều kiện gì? Chỉ huy trưởng công trường hạng I có cần chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giám sát thi công
1,453 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giám sát thi công Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giám sát thi công Xem toàn bộ văn bản về Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào