Để được bổ nhiệm vào chức vụ sĩ quan dự bị thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện gì? Ai có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị?

Quy định về việc bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị, cho mình hỏi các tiêu chuẩn và điều kiện để được bổ nhiệm vào chức vụ sĩ quan dự bị là gì? Ai có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị? Và trình tự thủ tục thực hiện việc bổ nhiệm sĩ quan dự bị như thế nào? Anh Luân (Hải Phòng) đặt câu hỏi.

Các tiêu chuẩn và điều kiện để được bổ nhiệm vào chức vụ sĩ quan dự bị là gì?

Theo Điều 18 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn và điều kiện để bổ nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị như sau:

- Sĩ quan dự bị có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trách nhiệm và thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ của người công dân, chức trách, nhiệm vụ của chức danh, vị trí việc làm, tham gia các hoạt động của địa phương và cơ quan, tổ chức nơi lao động, học tập, làm việc

- Có tín nhiệm với quần chúng; có trình độ năng lực, kiến thức quân sự, nghiệp vụ theo yêu cầu của từng chức vụ

- Sĩ quan dự bị bổ nhiệm các chức vụ từ chính trị viên đại đội, đại đội trưởng và tương đương trở lên phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, có sức khỏe từ loại 01 đến loại 03.

- Độ tuổi bổ nhiệm chức vụ lần đầu: Trung đội trưởng không quá 35, cán bộ đại đội không quá 40, cán bộ tiểu đoàn không quá 45, cán bộ trung đoàn không quá 50; những nơi thiếu nguồn có thể bổ nhiệm ở độ tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với độ tuổi nêu trên.

- Ưu tiên sắp xếp, bổ nhiệm cho các đơn vị có nhiệm vụ động viên trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, đơn vị bộ đội chủ lực trước, đơn vị bộ đội địa phương sau

- Không sắp xếp dàn trải theo đầu mối đơn vị được xây dựng và được điều chỉnh kịp thời trong trường hợp có sự biến động, thay đổi trong đội ngũ sĩ quan dự bị.

- Sĩ quan dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn chức danh ban đầu đào tạo sĩ quan dự bị hoặc chức vụ đã được đảm nhiệm ở đơn vị khi thôi phục vụ tại ngũ, phải được huấn luyện bổ sung theo chức danh mới được bổ nhiệm

- Trường hợp phải sắp xếp, bổ nhiệm để kiện toàn tổ chức thì sau khi sắp xếp, bổ nhiệm phải được huấn luyện bổ sung.

Để được bổ nhiệm vào chức vụ sĩ quan dự bị thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện gì?

Để được bổ nhiệm vào chức vụ sĩ quan dự bị thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị?

Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị như sau:

- Chính ủy hoặc Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chính ủy hoặc Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ phó tiểu đoàn trưởng và tương đương trở xuống, thăng quân hàm sĩ quan dự bị cấp úy;

- Chính ủy hoặc Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ phó trung đoàn trưởng và tương đương trở xuống; thăng quân hàm sĩ quan dự bị cấp Thiếu tá trở xuống;

- Chính ủy hoặc Tư lệnh quân khu quyết định bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ tiểu đoàn trưởng đến trung đoàn trưởng và tương đương, thăng quân hàm sĩ quan dự bị cấp Thiếu tá, Trung tá;

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phong quân hàm sĩ quan dự bị; bổ nhiệm chức vụ, thăng quân hàm sĩ quan dự bị các cấp bậc, chức vụ còn lại hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

Trình tự thủ tục thực hiện việc bổ nhiệm sĩ quan dự bị như thế nào?

Về quy trình thực hiện bổ nhiệm sĩ quan dự bị theo Điều 22 Nghị định 78/2020/NĐ-CP thì:

(1) Quy trình thực hiện

- Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện rà soát, lập danh sách những sĩ quan dự bị đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có nhu cầu sắp xếp, bổ nhiệm, thăng quân hàm hoặc không đủ tiêu chuẩn, điều kiện phải miễn nhiệm, thông báo cho Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị đang cư trú hoặc lao động, học tập, làm việc;

- Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức nhận xét, đánh giá báo cáo cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp xem xét, cho ý kiến với từng sĩ quan dự bị, báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;

- Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổng hợp danh sách, trao đổi với đơn vị dự bị động viên, báo cáo đảng ủy quân sự cùng cấp xem xét đề nghị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh xem xét quyết định những sĩ quan dự bị có cấp bậc, chức vụ thuộc thẩm quyền và đề nghị cấp trên xét duyệt, quyết định những sĩ quan dự bị có cấp bậc, chức vụ thuộc thẩm quyền cấp trên.

(2) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, thăng quân hàm sĩ quan dự bị.

(3) Thời gian thực hiện

- Sắp xếp, bổ nhiệm, miễn nhiệm được tiến hành theo từng quý trong năm;

- Thăng quân hàm sĩ quan dự bị các cấp thực hiện vào tháng 7 hằng năm.

(4) Tổ chức trao quyết định

- Khi có quyết định sắp xếp, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thăng quân hàm sĩ quan dự bị, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức trao quyết định cho sĩ quan dự bị và thông báo bằng văn bản cho Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị lao động, học tập, làm việc và đơn vị nhận nguồn sĩ quan dự bị;

- Trường hợp sĩ quan dự bị vi phạm kỷ luật, pháp luật đến mức không còn đủ tiêu chuẩn trao quyết định sắp xếp, bổ nhiệm, thăng quân hàm, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức báo cáo theo quy trình đến cấp có thẩm quyền hủy quyết định.

Sĩ quan dự bị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Năm 2024, khi nào sĩ quan dự bị lên sĩ quan chính thức? Lương sĩ quan chính thức trước và sau cải cách ra sao?
Pháp luật
Mẫu tờ khai cấp Thẻ sĩ quan dự bị được quy định thế nào? Dữ liệu in Thẻ sĩ quan dự bị do đơn vị nào quản lý?
Pháp luật
Sĩ quan giải ngạch sĩ quan dự bị trong trường hợp nào? Ai có quyền quyết định giải ngạch sĩ quan dự bị?
Pháp luật
Đang trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị có giấy báo thi tuyển viên chức thì có được xin nghỉ không?
Pháp luật
Khi nào thì gọi đào tạo sĩ quan dự bị? Cơ quan nào tuyển chọn gọi đào tạo sĩ quan dự bị theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền phong quân hàm của sĩ quan dự bị? Học viên học sĩ quan dự bị được đào tạo từ viên chức lên thì việc phong quân hàm sẽ như thế nào?
Pháp luật
Đào tạo sĩ quan dự bị thì tuyển chọn những đối tượng như thế nào? Gọi đào tạo sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ huấn luyện kiểm tra sẵn sàng động viên và sẵn sàng chiến đấu theo kế hoạch của ai?
Pháp luật
Đối tượng nào được đăng ký ngạch sĩ quan dự bị? Trình tự, thủ tục đăng ký, quản lý sĩ quan dự bị năm 2022?
Pháp luật
Chế độ chính sách với sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ? Những đối tượng nào được đăng ký sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam?
Pháp luật
Những đối tượng nào được đăng ký sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam? Hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị bao gồm những giấy tờ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sĩ quan dự bị
1,573 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sĩ quan dự bị
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào