Để đẩy mạnh kế hoạch triển khai đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 với truyền thông thì cần thực hiện những công tác gì?
- Việc xây dựng kế hoạch triển khai đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 nhằm mục đích gì?
- Để đẩy mạnh kế hoạch triển khai đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 với truyền thông thì cần thực hiện những công tác gì?
- Kế hoạch triển khai đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 sẽ do cơ quan có thẩm quyền nào thực hiện?
Việc xây dựng kế hoạch triển khai đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 nhằm mục đích gì?
Căn cứ Mục I Kế hoạch triển khai Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" của ngành Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ban hành kèm theo Quyết định 1230/QĐ-BGDĐT năm 2018 quy định về mục đích khi xây dựng kế hoạch như sau:
- Xác định các nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động triển khai thực hiện Quyết định số 1665. Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên (HSSV) trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.
- Tạo môi trường và cơ chế hoạt động khởi nghiệp, tạo chuyển biến mang tính đột phá về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại các đại học, học viện, các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm trong cả nước (gọi chung là các cơ sở đào tạo).
- Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp; khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, từng bước hình thành, xây dựng quỹ hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo.
Để đẩy mạnh kế hoạch triển khai đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 với truyền thông thì cần thực hiện những công tác gì?
Căn cứ khoản 1 Mục II Kế hoạch triển khai Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" của ngành Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ban hành kèm theo Quyết định 1230/QĐ-BGDĐT năm 2018 quy định về việc đẩy mạnh truyền thông như sau:
Nhiệm vụ, giải pháp
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông
a) Biên soạn các tài liệu, ấn phẩm, phục vụ công tác truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhà trường, doanh nghiệp đối với hoạt động khởi nghiệp của HSSV.
b) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, các cuộc giao lưu để giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
c) Xây dựng, triển khai các chuyên Mục, chuyên đề tuyên truyền về hoạt động hỗ trợ HSSV khởi nghiệp, trên các kênh thông tin đại chúng, Báo Giáo dục và thời đại.
d) Hằng năm tổ chức chuỗi sự kiện ngày hội khởi nghiệp quốc gia cho HSSV trong toàn quốc.
đ) Tuyên truyền, hướng dẫn HSSV sử dụng, khai thác nguồn thông tin, học liệu từ Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.
...
Theo đó, để đẩy mạnh kế hoạch triển khai đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp với truyền thông thì cần phải thực hiện các công tác như biên soạn các tài liệu, ấn phẩm, phục vụ công tác truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhà trường, doanh nghiệp đối với hoạt động khởi nghiệp của học sinh, sinh viên;...và các công tác khác theo quy định pháp luật nêu trên.
Kế hoạch triển khai đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 (Hình từ Internet)
Kế hoạch triển khai đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 sẽ do cơ quan có thẩm quyền nào thực hiện?
Căn cứ Mục III Kế hoạch triển khai Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" của ngành Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ban hành kèm theo Quyết định 1230/QĐ-BGDĐT năm 2018 quy định về việc tổ chức thực hiện như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên chủ trì phối hợp với Văn phòng (Trung tâm Truyền thông giáo dục), các Cục, Vụ liên quan chủ động tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về Kế hoạch và các hoạt động triển khai Kế hoạch này của các nhà trường, địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở đào tạo triển khai thực hiện Đề án. Chủ trì việc kiểm tra, đánh giá, báo cáo định kỳ hằng năm việc triển khai các nội dung của Kế hoạch. Tổ chức sơ kết Đề án vào năm 2020 và tổng kết đánh giá Đề án vào năm 2025.
2. Các Cục, Vụ thực hiện các nội dung được giao trong Kế hoạch theo danh Mục các nhiệm vụ phân công (theo Phụ lục đính kèm).
3. Các Sở GDĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tại địa phương tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định số 1665 tại địa phương và trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn, định kỳ hằng năm báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định số 1665, định kỳ hằng năm báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện kế hoạch triển khai đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 gồm:
- Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên chủ trì phối hợp với Văn phòng (Trung tâm Truyền thông giáo dục), các Cục, Vụ liên quan.
- Các Cục, Vụ thực hiện các nội dung được giao trong Kế hoạch theo danh Mục các nhiệm vụ phân công (theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1230/QĐ-BGDĐT năm 2018).
- Các Sở Sở giao dục đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tại địa phương tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai;
- Các trường đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?