Để đặt tên cho vùng nước cảng biển thì chủ đầu tư cần phải tuân thủ những nguyên tắc gì? Việc đặt tên được thực hiện ở thời điểm nào?
Vùng nước cảng biển là gì?
Căn cứ khoản 9 Điều 4 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về vùng nước cảng biển như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.
2. Tàu công vụ là tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện công vụ của Nhà nước không vì mục đích thương mại.
3. Tàu ngầm là phương tiện có khả năng hoạt động độc lập trên mặt nước và dưới mặt nước.
4. Tàu lặn là phương tiện có khả năng hoạt động dưới mặt nước phụ thuộc vào sự hỗ trợ của phương tiện, thiết bị trên mặt nước hoặc trên bờ.
5. Kho chứa nổi là cấu trúc nổi chuyên dùng để chứa, sơ chế dầu phục vụ thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí.
6. Giàn di động là cấu trúc nổi chuyên dùng phục vụ thăm dò, khai thác và hoạt động trên biển.
7. Ụ nổi là cấu trúc nổi không tự hành dùng để nâng, hạ tàu thuyền phục vụ cho mục đích đóng mới, sửa chữa, kiểm tra tàu thuyền.
8. Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.
9. Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, luồng hàng hải và xây dựng các công trình phụ trợ khác.
...
Theo đó, vùng nước cảng biển là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, luồng hàng hải và xây dựng các công trình phụ trợ khác.
Để đặt tên cho vùng nước cảng biển thì chủ đầu tư cần phải tuân thủ những nguyên tắc gì? Việc đặt tên được thực hiện ở thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Để đặt tên cho vùng nước cảng biển thì chủ đầu tư cần phải tuân thủ những nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đặt tên cho vùng nước cảng biển như sau:
Nguyên tắc đặt tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước
1. Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước được đặt tên theo nguyên tắc được quy định tại Điều 77 Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
2. Tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh, bắt đầu là cụm từ “Cảng biển”, “Cảng dầu khí ngoài khơi” và tên riêng đặt theo địa danh nơi có cảng biển hoặc tên riêng đối với cảng dầu khí ngoài khơi.
3. Tên bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh, bắt đầu là cụm từ “Bến cảng”, “Cầu cảng”, “Bến phao”, “Khu”, “Vùng” và tên riêng của công trình.
Từ quy định trên thì chủ đầu tư nếu muồn đặt tên cho vùng nước cảng biển cần phải tuân thủ một số nguyên tắc được quy định tại Điều 77 Bộ luật Hàng hải 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, cụ thể các nguyên tắc bao gồm:
(1) Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước được đặt tên khi lập quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng, công bố đưa vào sử dụng theo đề nghị của chủ đầu tư, cơ quan, tổ chức liên quan.
(2) Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên vùng nước đã công bố hoặc không đúng với tên gọi, chức năng vùng nước đó.
(3) Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của vùng nước, trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
(4) Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên.
Lưu ý: Khi tên của vùng nước phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh, bắt đầu là cụm từ “Vùng” và tên riêng của công trình.
Việc đặt tên cho vùng nước cảng biển được thực hiện tại thời điểm nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về việc đặt tên cho vùng nước cảng biển như sau:
Đặt tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước
1. Việc đặt tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước được thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan.
...
Đồng thời tại Điều 12 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về cơ quan nhà nước thẩm quyền công bố mở vùng nước cảng biển như sau:
Thẩm quyền công bố mở, đóng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố mở, đóng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi.
2. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam công bố mở, đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước.
Theo đó, việc đặt tên cho vùng nước cảng biển sẽ được thực hiện ngay khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Hàng hải Việt Nam) công bố mở vùng nước cảng biển theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?