Để đào tạo nghiệp vụ kiểm sát có thể đào tạo không tập trung không? Việc tổ chức biên soạn chương trình và tài liệu đào tạo thực hiện như thế nào?
- Để đào tạo nghiệp vụ kiểm sát có thể đào tạo không tập trung không?
- Chương trình và tài liệu đào tạo nghiệp vụ kiểm sát được quy định căn cứ theo tiêu chuẩn nào?
- Chương trình và tài liệu đào tạo nghiệp vụ kiểm sát có bắt buộc phải kết hợp giữa lý luận và thực tiễn không?
- Việc tổ chức biên soạn chương trình và tài liệu đào tạo nghiệp vụ kiểm sát được thực hiện như thế nào?
Để đào tạo nghiệp vụ kiểm sát có thể đào tạo không tập trung không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về hình thức đào tạo, bồi dưỡng như sau:
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng
1. Hình thức đào tạo:
a) Đào tạo tập trung;
b) Đào tạo không tập trung.
2. Hình thức bồi dưỡng:
a) Tập sự;
b) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức;
c) Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý;
d) Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thời gian thực hiện tối thiểu là 01 tuần/01 năm; 01 tuần được tính bằng 05 ngày học, 01 ngày học 08 tiết).
Theo đó, để đào tạo nghiệp vụ kiểm sát có 02 hình thức đào tạo sau:
- Đào tạo tập trung;
- Đào tạo không tập trung.
Như vậy, để đào tạo nghiệp vụ kiểm sát có thể đào tạo không tập trung như quy định trên.
Chương trình và tài liệu đào tạo nghiệp vụ kiểm sát (Hình từ Internet)
Chương trình và tài liệu đào tạo nghiệp vụ kiểm sát được quy định căn cứ theo tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng như sau:
Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
1. Chương trình, tài liệu đào tạo:
a) Chương trình, tài liệu đào tạo nghiệp vụ kiểm sát theo tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
b) Chương trình, tài liệu đào tạo nghiệp vụ điều tra theo tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra của VKSND tối cao.
...
Theo đó, chương trình, tài liệu đào tạo nghiệp vụ kiểm sát theo tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Chương trình và tài liệu đào tạo nghiệp vụ kiểm sát có bắt buộc phải kết hợp giữa lý luận và thực tiễn không?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng như sau:
Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua thực hành công việc.
Đồng thời, tại Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về yêu cầu đối với chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng như sau:
Yêu cầu đối với chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
Nội dung chương trình, tài liệu phải căn cứ vào tiêu chuẩn của ngạch công chức, viên chức ngành Kiểm sát; chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu nhiệm vụ được giao theo vị trí việc làm; đảm bảo kết hợp lý luận và thực tiễn, chú trọng cập nhật kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành; không trùng lặp với kiến thức đã được đào tạo, bồi dưỡng trước đó và thường xuyên được sửa đổi bổ sung, cập nhật, nâng cao phù hợp với tình hình thực tế.
Theo đó, nội dung chương trình, tài liệu phải căn cứ vào tiêu chuẩn của ngạch công chức, viên chức ngành Kiểm sát; chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu nhiệm vụ được giao theo vị trí việc làm.
Đồng thời, nội dung chương trình, tài liệu phải đảm bảo kết hợp lý luận và thực tiễn, chú trọng cập nhật kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành.
Và không trùng lặp với kiến thức đã được đào tạo, bồi dưỡng trước đó và thường xuyên được sửa đổi bổ sung, cập nhật, nâng cao phù hợp với tình hình thực tế.
Việc tổ chức biên soạn chương trình và tài liệu đào tạo nghiệp vụ kiểm sát được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng như sau:
Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
1. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc VKSND tối cao tổ chức biên soạn các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng quy định tại khoản 1 và điểm b, c khoản 2 Điều 11 Quy chế này và các chương trình, tài liệu khác khi được cơ quan có thẩm quyền giao. Lãnh đạo VKSND tối cao quyết định việc phân công biên soạn các chương trình, tài liệu cho từng cơ sở đào tạo.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh có sự phối hợp chặt chẽ với cơ sở đào tạo của Ngành trong việc tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng.
Theo đó, cơ sở đào tạo nghiệp vụ kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức biên soạn các chương trình, tài liệu đào tạo và các chương trình, tài liệu khác khi được cơ quan có thẩm quyền giao.
Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc phân công biên soạn các chương trình, tài liệu cho từng cơ sở đào tạo.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có sự phối hợp chặt chẽ với cơ sở đào tạo của Ngành trong việc tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?