Để đăng ký làm tuyên truyền viên pháp luật xã thì phải đáp ứng tiêu chuẩn thế nào? Việc công nhận tuyên truyền viên pháp luật được thực hiện ra sao?
Để đăng ký làm tuyên truyền viên pháp luật xã thì phải đáp ứng tiêu chuẩn thế nào?
Tuyên truyền viên pháp luật (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 10/2016/TT-BTP quy định về đăng ký tham gia làm tuyên truyền viên pháp luật như sau:
Công nhận tuyên truyền viên pháp luật
...
2. Định kỳ tháng 9 hàng năm, công chức tư pháp - hộ tịch chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận, Trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi là địa bàn cơ sở) và người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn cấp xã thông báo công khai tiêu chuẩn tuyên truyền viên pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; các quy định về công nhận tuyên truyền viên pháp luật tới cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn cơ sở để tự nguyện đăng ký tham gia làm tuyên truyền viên pháp luật.
Theo đó, tiêu chuẩn tuyên truyền viên pháp luật sẽ được thông báo công khai định kỳ tháng 9 hàng năm tới người dân trên địa bàn cơ sở để người dân đăng ký tham gia làm tuyên truyền viên pháp luật.
Tại khoản 1 Điều 37 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 thì người có uy tín, kiến thức, am hiểu về pháp luật được xem xét để công nhận là tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn hoặc được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.
Việc công nhận tuyên truyền viên pháp luật xã được thực hiện ra sao?
Theo Điều 5 Thông tư 10/2016/TT-BTP thì việc công nhận tuyên truyền viên pháp luật được thực hiện như sau:
- Căn cứ vào yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nhu cầu, Điều kiện thực tế trên địa bàn cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật, bảo đảm có đủ nguồn lực để triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn.
- Định kỳ tháng 9 hàng năm, công chức tư pháp - hộ tịch chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận, Trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (gọi là địa bàn cơ sở) và người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn cấp xã thông báo công khai tiêu chuẩn tuyên truyền viên pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012; các quy định về công nhận tuyên truyền viên pháp luật tới cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn cơ sở để tự nguyện đăng ký tham gia làm tuyên truyền viên pháp luật.
- Căn cứ danh sách tự nguyện đăng ký tham gia làm tuyên truyền viên pháp luật từ địa bàn cơ sở, thực trạng đội ngũ công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã và nhu cầu xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, công chức tư pháp - hộ tịch rà soát, lập danh sách người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, công nhận tuyên truyền viên pháp luật.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật của công chức tư pháp - hộ tịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật.
- Quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật được gửi cho công chức tư pháp - hộ tịch, Trưởng ban công tác Mặt trận và tuyên truyền viên pháp luật; được công bố công khai theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 10/2016/TT-BTP.
Cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật xã được thực hiện trong các trường hợp nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 10/2016/TT-BTP quy định về cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật như sau:
Cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật
1. Các trường hợp cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật bao gồm:
a) Tự nguyện xin thôi làm tuyên truyền viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác;
b) Thực hiện một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
d) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Khi tuyên truyền viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật. Quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật được gửi cho Trưởng ban công tác Mặt trận, tuyên truyền viên pháp luật và được công bố công khai theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.
4. Kể từ khi Quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật có hiệu lực thi hành, người được cho thôi chấm dứt tư cách tuyên truyền viên pháp luật.
Như vậy, việc cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật xã có thể được thực hiện trong các trường hợp như sau:
- Tự nguyện xin thôi làm tuyên truyền viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác;
- Thực hiện một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012;
- Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?