Để đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử thì cần phải thực hiện theo quy trình, thủ tục như thế nào?

Xin chào, tôi muốn đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử nhưng lại không biết làm như thế nào? Tôi muốn hỏi rằng để đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử thì tôi cần phải làm như thế nào? Mong được phản hồi.

Hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử là gì?

Theo quy định tại Điều 61 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử cụ thể như sau:

- Điều kiện tiến hành hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử:

+ Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 10 Nghị định 08/2018/NĐ-CP).

+ Độc lập về mặt tổ chức và tài chính với các thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử được đánh giá tín nhiệm;

+ Có bộ tiêu chí và quy trình đánh giá website thương mại điện tử được công bố công khai, minh bạch, áp dụng thống nhất cho các đối tượng được đánh giá;

+ Đã đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử với Bộ Công Thương và được xác nhận đăng ký.

- Thương nhân, tổ chức đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử bị hủy bỏ đăng ký trong những trường hợp sau:

+ Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo khi tiến hành đăng ký;

+ Không thực hiện đúng quy trình và tiêu chí đánh giá tín nhiệm đã công bố công khai;

+ Lợi dụng hoạt động đánh giá tín nhiệm để thực hiện các hành vi nhằm thu lợi bất chính.

- Bộ Công Thương quy định cụ thể về hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử, nội dung hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký, sửa đổi bổ sung, hủy bỏ, chấm dứt đăng ký cho các thương nhân, tổ chức tiến hành hoạt động này.

- Nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử:

+ Giám sát hoạt động của các website thương mại điện tử đã được gắn biểu tượng tín nhiệm;

+ Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các website thương mại điện tử đã được gắn biểu tượng tín nhiệm nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

+ Trước ngày 05 hàng tháng, báo cáo Bộ Công Thương danh sách cập nhật các website thương mại điện tử đã được gắn biểu tượng tín nhiệm tính đến cuối tháng trước đó;

+ Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, báo cáo Bộ Công Thương về hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử của năm trước đó.

Website thương mại điện tử

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về hồ sơ đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử?

Theo quy định tại Điều 22 Thông tư 47/2014/TT-BCT về hồ sơ đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử cụ thể như sau:

- Đơn đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử (theo Mẫu TMĐT-2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên (được sửa đổi bởi Điều 11 Thông tư 04/2016/TT-BCT).

- Đề án hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử bao gồm các nội dung tối thiểu sau:

+ Tên chính thức của chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử;

+ Mục đích hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử;

+ Giải trình kinh nghiệm, năng lực phù hợp với hoạt động đánh giá tín nhiệm;

+ Phạm vi đánh giá tín nhiệm phù hợp với phạm vi hoạt động của thương nhân, tổ chức;

+ Thời gian và tần suất tiến hành hoạt động đánh giá tín nhiệm;

+ Đối tượng hoặc loại hình website thương mại điện tử sẽ được đánh giá tín nhiệm;

+ Các tiêu chí được áp dụng để đánh giá một website thương mại điện tử, trong đó phải bao gồm tiêu chí website thương mại điện tử đã hoàn thành việc thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP;

+ Quy trình, cách thức tiến hành đánh giá một website thương mại điện tử;

+ Cách thức tổ chức hoạt động đánh giá tín nhiệm và lựa chọn nhân sự thực hiện việc đánh giá;

+ Thiết kế biểu tượng tín nhiệm sẽ gắn lên các website thương mại điện tử được đánh giá;

+ Phương án giám sát hoạt động của các website thương mại điện tử đã được gắn biểu tượng tín nhiệm;

+ Quyền, nghĩa vụ của bên đánh giá tín nhiệm và bên có website được đánh giá tín nhiệm.

Quy trình, thủ tục đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 23 Thông tư 47/2014/TT-BCT về quy trình đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử cụ thể như sau:

- Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.

- Để khai báo hồ sơ, thương nhân, tổ chức truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và tiến hành các bước sau:

* Bước 1: Thương nhân, tổ chức đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin sau:

+ Tên thương nhân, tổ chức;

+ Số đăng ký kinh doanh của thương nhân hoặc số quyết định thành lập của tổ chức;

+ Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;

+ Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức;

+ Các thông tin liên hệ, bao gồm số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử.

* Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

+ Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;

+ Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin, thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.

* Bước 3: Thương nhân, tổ chức đăng nhập vào tài khoản của mình trên thống, chọn chức năng Đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử, tiến hành khai báo thông tin theo mẫu và đính kèm hồ sơ đăng ký quy định tại Điều 22 Thông tư này.

* Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua thư điện tử về một trong các nội dung sau:

+ Xác nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu thương nhân, tổ chức thực hiện tiếp Bước 5;

+ Thông báo hồ sơ đăng ký không hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin. Khi đó thương nhân, tổ chức quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin, hồ sơ theo yêu cầu.

* Bước 5: Sau khi nhận được thông báo xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thương nhân, tổ chức gửi về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh (bản giấy) theo quy định tại Điều 22 Thông tư này (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 21/2018/TT-BCT).

- Thương nhân, tổ chức có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4 theo quy định tại khoản 2 Điều này, nếu thương nhân, tổ chức không có phản hồi thì hồ sơ đăng ký trên hệ thống sẽ bị chấm dứt và thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại từ đầu.

Để đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử bạn cần chuẩn bị những hồ sơ được quy định tại Điều 22 Thông tư 47/2014/TT-BCT và thực hiện quy trình đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử tại Điều 23 Thông tư 47/2014/TT-BCT.

Thương mại điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người học ngành thương mại điện tử hệ trung cấp phải sử dụng thành thạo các kỹ thuật nào sau khi tốt nghiệp?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi huy động vốn trái phép trên mạng xã hội bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Chức năng đặt hàng trực tuyến là gì? Cơ chế rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng sử dụng chức năng này qua ứng dụng phải điều kiện nào?
Pháp luật
Chủ sở hữu sàn thương mại điện tử phải cung cấp doanh thu bán hàng thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn của cá nhân kinh doanh trên sàn đúng không?
Pháp luật
Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam phải dùng đồng tiền khai thuế nào?
Pháp luật
Thương nhân thiết lập website là chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử trong trường hợp nào?
Cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin nào?
Cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin nào?
Pháp luật
Website thương mại điện tử bị đưa vào danh sách website thương mại điện tử bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi nào?
Pháp luật
Tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử phải gỡ bỏ thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử có phải lọc thông tin theo từ khóa trước khi thông tin về hàng hóa, dịch vụ hiển thị trên website không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thương mại điện tử
999 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thương mại điện tử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào