Để đảm bảo nhiệt độ bảo quản đối với mẫu bệnh phẩm dùng để xét nghiệm bệnh nhiệt thán ở gia xúc thì được dùng đá chuyên dụng không?

Để đảm bảo nhiệt độ bảo quản đối với mẫu bệnh phẩm dùng để xét nghiệm bệnh nhiệt thán ở gia xúc thì được dùng đá chuyên dụng không? Mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh nhiệt thán ở gia xúc phải được giữ ở trong dụng cụ như thế nào?

Để đảm bảo nhiệt độ bảo quản đối với mẫu bệnh phẩm dùng để xét nghiệm bệnh nhiệt thán ở gia xúc thì được dùng đá chuyên dụng không?

Theo tiết 7.1.3 tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 52: Bệnh nhiệt thán ở gia súc có nêu như sau:

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
7.1.3 Đóng gói và vận chuyển mẫu
Mẫu bệnh phẩm nghi mắc bệnh nhiệt thán được đóng gói 3 lớp, đảm bảo an toàn sinh học trong quá trình vận chuyển đến phòng xét nghiệm.
- Lớp thứ 1 (lớp đựng mẫu bệnh phẩm): Có thể là hộp nhựa cứng có nắp xoáy, đảm bảo không rò rỉ, không thấm nước, không dễ vỡ, được đóng kín, dán nhãn bên ngoài (loại mẫu, ngày, chủ gia súc, nơi lấy mẫu,..).
Lớp thứ nhất được bao bằng vật liệu dễ thấm hút (bông, giấy thấm,...) đặt vào trong lớp thứ 2. Nếu có nhiều ống đựng mẫu thì mỗi ống cần được bao, bọc riêng để tránh tiếp xúc và có lớp vật liệu thấm hút bên ngoài.
- Lớp thứ 2: bảo vệ lớp thứ 1, có thể là hộp nhựa hoặc túi ni-lon, đảm bảo không rò rỉ, không thấm nước, không dễ vỡ, được đóng kín, dán nhãn ghi thông tin mẫu ở bên ngoài (loại mẫu, ngày, chủ gia súc, nơi lấy mẫu,..). Giữa lớp thứ 1 và thứ 2 có lớp vật liệu thấm hút để tránh rò rỉ mẫu.
- Lớp thứ 3 (là lớp ngoài cùng): bao quanh lớp thứ 2, có thể là thùng bảo ôn hoặc hộp xốp, đảm bảo đủ cứng, không bục vỡ mẫu trong quá trình vận chuyển. Bên ngoài lớp thứ 3 cần được ghi nhãn đảm bảo các thông tin: Thông tin của người gửi mẫu (Tên, số điện thoại, địa chỉ); Thông tin của người nhận mẫu (Tên, số điện thoại, địa chỉ); Có thể thêm số điện thoại khẩn cấp của người chịu trách nhiệm mẫu bệnh phẩm; Nhãn cảnh báo mẫu.
CHÚ THÍCH: Trong quá trình đóng gói và vận chuyển, nếu dùng đá chuyên dụng để đảm bảo nhiệt độ bảo quản thì có thể để đá ở giữa lớp thứ 1 và lớp thứ 2 hoặc giữa lớp thứ 2 và lớp thứ 3.

Như vậy, trong quá trình đóng gói và vận chuyển mẫu bệnh phẩm dùng để xét nghiệm bệnh nhiệt thán ở gia xúc thì có thể dùng đá chuyên dụng để đảm bảo nhiệt độ bảo quản thì có thể để đá ở giữa lớp thứ 1 và lớp thứ 2 hoặc giữa lớp thứ 2 và lớp thứ 3.

Mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh nhiệt thán ở gia xúc là những mẫu nào?

Theo tiết 7.1.1 tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 52: Bệnh nhiệt thán ở gia súc thì mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh nhiệt thán ở gia xúc là máu, dịch ngoáy mũi, mẩu tai,...ở gia xúc. Cụ thể như sau:

Đối với gia súc còn sống, mẫu bệnh phẩm là: Máu, dịch ngoáy mũi, mẩu tai, các ung trên da hoặc các vết loét;

Đối với gia súc đã chết, mẫu bệnh phẩm là: Máu, dịch ngoáy mũi, dịch ngoáy ở các lỗ tự nhiên, mẩu tai, các ung trên da, các vết loét hoặc mẩu lách. Sau khi lấy mẫu, dùng bông cồn (5.16) nút vào lỗ tự nhiên hoặc dùng lửa đốt kỹ phần đã lấy mẫu;

Đối với gia súc chết lâu ngày, mẫu bệnh phẩm có thể là: da, lông, xương.

Cách lấy mẫu:

- Lấy mẫu máu: Sát trùng vị trí lấy mẫu bằng bông cồn. Dùng bơm tiêm lấy máu ở tĩnh mạch cổ hoặc tĩnh mạch tai và sát trùng kỹ nơi lấy máu bằng bông cồn.

- Lấy dịch ngoáy mũi: Dùng tăm bông đưa vào mũi gia súc, xoay tròn tăm bông và từ từ rút ra; Lấy tăm bông thứ 2 làm tương tự ở mũi còn lại. Cho cả 2 tăm bông vào ống đã có môi trường bảo quản.

- Lấy mẫu từ các ung trên da hoặc các vết loét: Dùng tăm bông xoay tròn tăm bông vào các ung hoặc vết loét để lấy được dịch. Cho tăm bông có mẫu dịch vào ống đã có môi trường bảo quản.

- Lấy dịch ở các lỗ tự nhiên: Dùng bông hoặc tăm bông hoặc bơm kim tiêm hút lấy dịch. Cho tăm bông có mẫu dịch, dịch hút vào ống đã có môi trường bảo quản. Sát trùng tại nơi lấy mẫu bằng bông cồn và dùng bông cồn nút lỗ tự nhiên.

- Lấy mẫu tai: Sát trùng vùng da tai bằng bông cồn, dùng pank, kéo kẹp để cắt một mẩu tai (khoảng 3 cm2) rồi cho vào lọ hay ống nghiệm đã có môi trường bảo quản , đậy nút kín. Sát trùng lại nơi đã cắt bằng bông cồn.

CẢNH BÁO: Gia súc nghi mắc bệnh nhiệt thán, tuyệt đối không được mổ xác chết. Trong trường hợp bắt buộc phải lấy mẫu gửi về phòng thí nghiệm thi sinh thiết lách.

- Lấy mẫu lách: Sát trùng nơi định lấy mẫu bằng bông cồn (5.16) rồi dùng dao mổ rạch một đường nhỏ sau cung xương sườn thứ 8 bên trái để lấy một mẩu lách. Sau khi đã lấy được mẩu lách dùng lửa đốt kỹ chỗ mổ hoặc dùng bông cồn nút vào chỗ vừa mổ.

LƯU Ý: Lấy bệnh phẩm cẩn thận, tránh để mầm bệnh vương vãi ra ngoài môi trường. Vị trí lấy mẫu phải được sát trùng cẩn thận; rác thải phát phát sinh trong quá trình lấy mẫu cần được thu gom để xử lý theo quy định và môi trường xung quanh phải được tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Để đảm bảo nhiệt độ bảo quản đối với mẫu bệnh phẩm dùng để xét nghiệm bệnh nhiệt thán ở gia xúc thì được dùng đá chuyên dụng không?

Để đảm bảo nhiệt độ bảo quản đối với mẫu bệnh phẩm dùng để xét nghiệm bệnh nhiệt thán ở gia xúc thì được dùng đá chuyên dụng không? (Hình từ Internet)

Mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh nhiệt thán ở gia xúc phải được giữ ở trong dụng cụ như thế nào?

Theo tiết 7.1.2 tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 52: Bệnh nhiệt thán ở gia súc có nêu như sau:

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
7.1.2 Bảo quản mẫu
- Mỗi bệnh phẩm được giữ trong dụng cụ đựng mẫu (5.24) có môi trường bảo quản, đóng kín, dán nhãn, ghi rõ bệnh phẩm nghi mắc bệnh nhiệt thán.
- Dụng cụ chứa mẫu bệnh phẩm được bảo quản lạnh khoảng 2 °C đến 8 °C.
- Mẫu bệnh phẩm phải có giấy yêu cầu xét nghiệm kèm theo ghi rõ bệnh sử, triệu chứng, bệnh tích, đặc điểm dịch tễ của gia súc.

Theo đó, mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh nhiệt thán ở gia xúc phải được giữ ở trong dụng cụ đựng mẫu có môi trường bảo quản, đóng kín, dán nhãn, ghi rõ bệnh phẩm nghi mắc bệnh nhiệt thán.

Dụng cụ chứa mẫu bệnh phẩm được bảo quản lạnh khoảng 2 °C đến 8 °C.

Bệnh Nhiệt thán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để đảm bảo việc xét nghiệm bệnh nhiệt thán ở gia xúc thì việc lấy mẫu bệnh phẩm phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Để đảm bảo nhiệt độ bảo quản đối với mẫu bệnh phẩm dùng để xét nghiệm bệnh nhiệt thán ở gia xúc thì được dùng đá chuyên dụng không?
Pháp luật
Ngựa có thể bị mắc bệnh nhiệt thán hay không? Ngựa khi mắc bệnh nhiệt thán thì sẽ có triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Pháp luật
Khi lấy mẫu bệnh phẩm ở bò nghi mắc bệnh nhiệt thán thì cần lưu ý những gì? Mẫu bệnh phẩm cần được bảo quản ở nhiệt độ bao nhiêu?
Pháp luật
Bò thường mắc bệnh nhiệt thán vào thời gian nào trong năm? Tỷ lệ tử vong của bò khi mắc bệnh nhiệt thán có cao hay không?
Pháp luật
Bệnh nhiệt thán ở bò là bệnh gì? Bò mắc bệnh nhiệt thán sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Pháp luật
Bò có triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiệt thán ở thể nào thì sẽ có tỷ lệ tử vong cao? Có phải chỉ mỗi gia súc mới có thể mắc bệnh nhiệt thán hay không?
Pháp luật
Bệnh nhiệt thán ở gia xúc có thể truyền nhiễm sang cho người không? Có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ gia xúc đã chết để chẩn đoán bệnh không?
Pháp luật
Lợn có dễ mắc bệnh nhiệt thán ở gia xúc hay không? Trường hợp mắc bệnh sẽ có triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Pháp luật
Bệnh Nhiệt thán là gì? Quy định về trách nhiệm khai báo khi phát hiện động vật mắc bệnh nhiệt thán?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh Nhiệt thán
1,151 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh Nhiệt thán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào