Để chuẩn bị thanh tra chuyên ngành hải quan, việc thu thập thông tin, nắm tình hình thanh tra được thực hiện trong trường hợp nào?
- Để chuẩn bị thanh tra chuyên ngành hải quan, việc thu thập thông tin, nắm tình hình thanh tra được thực hiện trong trường hợp nào?
- Việc thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình đối tượng thanh tra chuyên ngành hải quan được thực hiện bởi ai?
- Báo cáo kết quả nắm tình hình thanh tra chuyên ngành hải quan phải có những nội dung nào?
Để chuẩn bị thanh tra chuyên ngành hải quan, việc thu thập thông tin, nắm tình hình thanh tra được thực hiện trong trường hợp nào?
Thu thập thông tin, nắm tình hình thanh tra chuyên ngành hải quan (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 16 Quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành về hải quan (gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định như sau:
Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để ban hành quyết định thanh tra
Trường hợp thông tin về đối tượng thanh tra thu thập được trong quá trình xây dựng kế hoạch thanh tra năm chưa đầy đủ và/hoặc để làm rõ hơn trọng tâm, trọng điểm cuộc thanh tra hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, Người ra quyết định thanh tra hoặc Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra (gọi chung là người giao nhiệm vụ nắm tình hình) chỉ đạo việc thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để phục vụ cho việc ban hành quyết định thanh tra.
Theo quy định trên thì việc thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để phục vụ cho việc ban hành quyết định thanh tra chuyên ngành hải quan được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Trường hợp thông tin về đối tượng thanh tra thu thập được trong quá trình xây dựng kế hoạch thanh tra năm chưa đầy đủ và để làm rõ hơn trọng tâm, trọng điểm cuộc thanh tra
- Trường hợp để làm rõ hơn trọng tâm, trọng điểm cuộc thanh tra;
- Những trường hợp cần thiết khác.
Người ra quyết định thanh tra hoặc Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra là người chỉ đạo việc thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình này.
Việc thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình đối tượng thanh tra chuyên ngành hải quan được thực hiện bởi ai?
Tại Điều 16 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định như sau:
Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để ban hành quyết định thanh tra
Việc cử công chức hoặc Tổ công tác (gọi chung là người nắm tình hình) thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình tại trụ sở đối tượng thanh tra và các cơ quan, đơn vị có liên quan đến nội dung cuộc thanh tra phải thể hiện bằng văn bản. Thời gian nắm tình hình không quá 15 ngày làm việc.
Người nắm tình hình phải xây dựng kế hoạch nắm tình hình theo Mẫu 01/KHNTH-TTr kèm theo Quyết định này và đề cương nắm tình hình theo Mẫu số 02/ĐCNTH-TTr kèm theo Quyết định này, trình người giao nhiệm vụ nắm tình hình xem xét, phê duyệt.
Theo đó, việc thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình đối tượng thanh tra được thực hiện bởi một công chức hoặc Tổ công tác.
Việc cử người nắm tình hình này phải thể hiện bằng văn bản.
Người nắm tình hình phải xây dựng kế hoạch nắm tình hình theo Mẫu 01/KHNTH-TTr kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 và đề cương nắm tình hình theo Mẫu số 02/ĐCNTH-TTr kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017, trình người giao nhiệm vụ nắm tình hình xem xét, phê duyệt.
Báo cáo kết quả nắm tình hình thanh tra chuyên ngành hải quan phải có những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 16 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 thì báo cáo kết quả nắm tình hình thanh tra chuyên ngàn hải quan gồm các nội dung chính sau:
- Tổng hợp thông tin đã thu thập được về đối tượng thanh tra
(Khái quát chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến được thanh tra; Tình hình, kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến được thanh tra; kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nội dung dự kiến thanh tra (nếu có) và các thông tin khác có liên quan);
- Nhận định, đánh giá những vấn đề nổi cộm, khả năng và dấu hiệu sai phạm về chính sách, chế độ, về quản lý và thực hiện;
- Đề xuất những nội dung cần thanh tra, trong đó nêu rõ những nội dung trọng tâm, trọng điểm; những cơ quan, tổ chức, cá nhân cần đến kiểm tra, xác minh;
- Nội dung khác (nếu có).
Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc nắm tình hình, người nắm tình hình có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin thu thập được, lập báo cáo bằng văn bản gửi người giao nhiệm vụ nắm tình hình theo mẫu số 03/BC-TTr kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?