Để cải thiện bữa ăn bán trú cho các em, ban đại diện cha mẹ học sinh có được đứng ra tổ chức quyên góp hỗ trợ hay không?
Để cải thiện bữa ăn bán trú cho các em, ban đại diện cha mẹ học sinh có được đứng ra tổ chức quyên góp hỗ trợ hay không?
Việc tổ chức quyên góp của ban đại diện cha mẹ học sinh được quy định tại khoản 4 Điều 10 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT như sau:
Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
...
4. Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:
a) Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
b) Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Theo đó, ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học liên quan đến những vấn đề sau đây:
- Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
- Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
+ Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường;
+ Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh;
+ Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường;
+ Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường;
+ Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường;
+ Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Như vậy, việc tổ chức quyên góp để cải thiện bữa ăn bán trú cho các em không thuộc các khoản ủng hộ bị cấm nên ban đại diện cha mẹ học sinh có thể tổ chức quyên góp trong trường hợp này.
Để cải thiện bữa ăn bán trú cho các em, ban đại diện cha mẹ học sinh có được đứng ra tổ chức quyên góp hỗ trợ hay không? (Hình từ Internet)
Nơi chế biến bữa ăn bán trú cho các em phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Tiêu chuẩn về nơi chế biến bữa ăn bán trú theo hướng dẫn trong công tác tổ chức bữa ăn học đường được quy định tại tiểu mục 2 Mục II Phần II Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
- Bếp ăn phải được thiết kế theo nguyên tắc một chiều;
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc ăn uống, chế biến và sinh hoạt (nước sinh hoạt phải từ các đơn vị cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, trường hợp tự khai thác nguồn nước để sử dụng thì chất lượng phải bảo đảm tiêu chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt);
- Có dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã qua chế biến;
- Có đủ dụng cụ chia, gắp, chứa đựng thức ăn, dụng cụ ăn uống bảo đảm sạch sẽ, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm, duy trì chế độ vệ sinh hàng ngày;
- Có trang bị găng tay sạch sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực chế biến thực phẩm;
- Có biện pháp để ngăn ngừa ruồi, dán, côn trùng và động vật gây hại;
- Có bồn rửa tay, nhà vệ sinh; có dụng cụ chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm kín, có nắp đậy và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
Người làm việc tại bếp ăn bán trú phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn về người làm việc tại bếp ăn bán trú theo hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường được quy định tại tiểu mục 5 Mục II Phần II Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
- Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Người trực tiếp chế biến thức ăn phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh như: mặc trang phục riêng, đội mũ, đeo găng tay, khẩu trang; móng tay sạch sẽ, không đeo đồ trang sức khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh; không khạc nhổ trong khu vực chế biến, nấu ăn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?