Đề án thăm dò nước dưới đất trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất là mẫu nào?
- Khi nào thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất phải bao gồm đề án thăm dò nước dưới đất?
- Đề án thăm dò nước dưới đất trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất là mẫu nào?
- Hướng dẫn viết đề án thăm dò nước dưới đất?
- Giấy phép thăm dò nước dưới đất có giá trị sử dụng bao lâu?
Khi nào thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất phải bao gồm đề án thăm dò nước dưới đất?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên; thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép;
b) Báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép;
3. Mẫu đơn, nội dung đề án, báo cáo được lập theo Mẫu 01, Mẫu 02, Mẫu 21, Mẫu 22 và Mẫu 23 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất phải bao gồm đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên hoặc thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm.
Đề án thăm dò nước dưới đất trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất là mẫu nào? (hình từ internet)
Đề án thăm dò nước dưới đất trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất là mẫu nào?
Theo đó, đề án thăm dò nước dưới đất trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất được thực hiện theo Mẫu 21 Phụ lục mẫu đơn, giấy phép và nội dung đề án, báo cáo trong hồ sơ cấp phép tài nguyên nước ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tải Đề án thăm dò nước dưới đất mới nhất tại đây: Tải về
Hướng dẫn viết đề án thăm dò nước dưới đất?
Cũng theo Mẫu 21 Phụ lục mẫu đơn, giấy phép và nội dung đề án, báo cáo trong hồ sơ cấp phép tài nguyên nước ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định khi viết đề án thăm dò nước dưới đất cần lưu ý các thông tin sau:
(1) Trình bày tóm tắt các thông tin của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất (tên, địa chỉ trụ sở chính, lĩnh vực hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với tổ chức; họ tên, số CMND/căn cước công dân/số định danh cá nhân, nơi cấp, ngày cấp theo Chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú đối với cá nhân).
(2) Luận chứng, thuyết minh nhu cầu sử dụng nước, mục đích thăm dò, trường hợp thăm dò nước dưới đất để cấp nước cho nhiều mục đích thì phải luận chứng rõ lưu lượng cấp cho từng mục đích sử dụng.
(3) Khái quát các nội dung cơ bản của đề án, bao gồm các nội dung chủ yếu về điều kiện địa lý tự nhiên, xã hội, các đặc điểm cơ bản của nguồn nước dưới đất, hiện trạng khai thác nước dưới đất và các nguồn thải khu vực thăm dò; về đối tượng và phạm vi thăm dò, nội dung, phương pháp, khối lượng thăm dò, tiến độ thực hiện và dự toán kinh phí thăm dò.
(4) Đánh giá sự phù hợp của việc thăm dò nước dưới đất với các quy hoạch tài nguyên nước, các quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước và quy định có liên quan đến việc thăm dò nước dưới đất của tổ chức/cá nhân.
(5) Thống kê các tài liệu sử dụng làm căn cứ lập đề án thăm dò nước dưới đất gồm: các quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch cấp nước có liên quan; các báo cáo, tài liệu điều tra, đánh giá, quan trắc dưới đất đã thực hiện tại khu vực thăm dò; các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các tài liệu khác có liên quan.
(6) Trình bày đầy đủ các thông tin về năng lực của tổ chức, cá nhân lập đề án thăm dò nước dưới đất và đánh giá việc đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Giấy phép thăm dò nước dưới đất có giá trị sử dụng bao lâu?
Tại Điều 21 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn của giấy phép
1. Thời hạn của giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 03 năm, tối đa là 10 năm;
b) Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là 02 năm và được xem xét gia hạn 01 làn, thời gian gia hạn không quá 01 năm;
c) Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.
2. Căn cứ điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân, cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép.
3. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của tổ chức, cá nhân nộp trước ngày giấy phép đã được cấp trước đó hết hiệu lực thi thời điểm hiệu lực ghi trong giấy phép được tính nối tiếp với thời điểm hết hiệu lực của giấy phép đã được cấp trước đó.
Chiếu theo quy định này thì giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là 02 năm và được xem xét gia hạn 01 lần, thời gian gia hạn không quá 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?