Đề án bán nhà ở xã hội thuộc tài sản công đang cho thuê được lập khi nào? Đề án bán nhà ở xã hội có nội dung gì?
Đề án bán nhà ở xã hội thuộc tài sản công đang cho thuê được lập khi nào?
Theo Điều 52 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý, sử dụng, vận hành nhà ở xã hội thuộc tài sản công
1. Việc quản lý, sử dụng, vận hành nhà ở xã hội thuộc tài sản công được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc tài sản công bao gồm:
a) Cơ quan quản lý nhà ở, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà ở;
b) Đơn vị quản lý nhà ở và trách nhiệm của đơn vị quản lý nhà ở;
c) Quản lý tiền thu được từ cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở;
d) Việc quản lý, sử dụng, vận hành nhà ở thuộc tài sản công;
đ) Trình tự, thủ tục thu hồi, cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công.
2. Trường hợp cần đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công có thể lập Đề án bán nhà ở xã hội đang cho thuê với nội dung quy định tại Điều 53 của Nghị định này.
Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt Đề án bán nhà ở xã hội thuộc tài sản công đang cho thuê thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này.
3. Trình tự, thủ tục bán nhà ở xã hội thuộc tài sản công sau khi Đề án được phê duyệt được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Nghị định này.
Theo đó, Đề án bán nhà ở xã hội thuộc tài sản công đang cho thuê có thể được lập trong trường hợp cần đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Trong trường hợp này, đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công là người lập Đề án.
Đề án bán nhà ở xã hội thuộc tài sản công đang cho thuê được lập khi nào? Đề án bán nhà ở xã hội có nội dung gì? (hình từ internet)
Nội dung đề án bán nhà ở xã hội thuộc tài sản công đang cho thuê là gì?
Theo Điều 53 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung cơ bản của Đề án bán nhà ở xã hội thuộc tài sản công đang cho thuê
Đề án bán nhà ở xã hội thuộc tài sản công đang cho thuê bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Địa chỉ, số lượng nhà ở.
2. Lý do bán.
3. Phương án giá bán đảm bảo tính đúng, tính đủ, bảo toàn vốn đầu tư, tránh thất thoát tài sản của Nhà nước.
4. Đối tượng, điều kiện mua nhà ở.
5. Trình tự, thủ tục bán.
6. Phương thức thanh toán; thời hạn thực hiện; dự kiến số tiền thu được.
7. Phương án sử dụng tiền thu được để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác.
Như vậy, ề án bán nhà ở xã hội thuộc tài sản công đang cho thuê bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Địa chỉ, số lượng nhà ở.
- Lý do bán.
- Phương án giá bán đảm bảo tính đúng, tính đủ, bảo toàn vốn đầu tư, tránh thất thoát tài sản của Nhà nước.
- Đối tượng, điều kiện mua nhà ở.
- Trình tự, thủ tục bán.
- Phương thức thanh toán; thời hạn thực hiện; dự kiến số tiền thu được.
- Phương án sử dụng tiền thu được để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác.
Đề án bán nhà ở xã hội thuộc tài sản công đang cho thuê được gửi đến cơ quan nào?
Theo Điều 54 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục lập, phê duyệt Đề án bán nhà ở xã hội thuộc tài sản công đang cho thuê
Trình tự, thủ tục lập, phê duyệt Đề án bán nhà ở xã hội thuộc tài sản công đang cho thuê theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Nhà ở thực hiện như sau:
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu phải lập Đề án bán nhà ở với các nội dung cơ bản theo quy định tại Điều 53 của Nghị định này.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu gửi hồ sơ gồm Tờ trình kèm theo Đề án tới Bộ Xây dựng để thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.
3. Trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt Đề án và triển khai thực hiện theo đúng nội dung Đề án, văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
4. Số tiền thu được từ bán nhà ở phải sử dụng vào đúng mục đích tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; cơ quan đại diện chủ sở hữu phải báo cáo Bộ Xây dựng về việc sử dụng kinh phí này và Bộ Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng kinh phí để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Đối với nhà ở xã hội thuộc tài sản công do Bộ Xây dựng được giao quản lý mà có nhu cầu chuyển đổi công năng, bán theo quy định tại Điều này thì phải lập Tờ trình và hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Như vậy, cơ quan đại diện chủ sở hữu gửi hồ sơ gồm Tờ trình kèm theo Đề án tới Bộ Xây dựng để thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?