Dây chuyền kiểm định là gì? Cơ sở đăng kiểm xe cơ giới chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I thì diện tích là bao nhiêu?
Dây chuyền kiểm định là gì?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 166/2024/NĐ-CP có định nghĩa về dây chuyển kiểm định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
5. Kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy là việc kiểm tra, đánh giá về thành phần khí thải xe mô tô, xe gắn máy. Thời điểm áp dụng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam.
6. Đăng kiểm viên là người được cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định của pháp luật để thực hiện việc chứng nhận, kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
7. Nhân viên nghiệp vụ là người thực hiện công việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả, nhập dữ liệu, tra cứu thông tin, in kết quả kiểm định, lưu trữ hồ sơ.
8. Dây chuyền kiểm định là nơi bố trí, lắp đặt các thiết bị kiểm tra, thiết bị hỗ trợ kiểm tra, dụng cụ kiểm tra, dụng cụ hỗ trợ kiểm tra. Dây chuyền kiểm định có 2 loại sau:
a) Dây chuyền kiểm định loại I là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 2.000 kg;
b) Dây chuyền kiểm định loại II là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 13.000 kg.
9. Xưởng kiểm định là khu vực bố trí dây chuyền kiểm định đối với cơ sở đăng kiểm xe cơ giới hoặc bố trí các thiết bị kiểm tra khí thải xe mô tô, xe gắn máy đối với cơ sở kiểm định khí thải.
...
Theo đó, dây chuyển kiểm định được hiểu là nơi bố trí, lắp đặt các thiết bị kiểm tra, thiết bị hỗ trợ kiểm tra, dụng cụ kiểm tra, dụng cụ hỗ trợ kiểm tra.
Dây chuyển kiểm định xe cơ giới có 02 loại sau đây:
- Dây chuyền kiểm định loại I là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 2.000 kg;
- Dây chuyền kiểm định loại II là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 13.000 kg.
Dây chuyền kiểm định là gì? Cơ sở đăng kiểm xe cơ giới chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I thì diện tích là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cơ sở đăng kiểm xe cơ giới chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I thì diện tích là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 166/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện về diện tích
1. Mặt bằng cơ sở đăng kiểm xe cơ giới là nơi dùng để bố trí các công trình phục vụ việc kiểm định xe cơ giới trên cùng khu đất, có diện tích tối thiểu được quy định như sau:
a) Đối với cơ sở đăng kiểm xe cơ giới chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: 1.250 m2;
b) Đối với cơ sở đăng kiểm xe cơ giới chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: 1.500 m2;
c) Đối với cơ sở đăng kiểm xe cơ giới có hai dây chuyền kiểm định: 2.500 m2;
d) Đối với cơ sở đăng kiểm xe cơ giới có từ 03 dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích cho mỗi dây chuyền tăng thêm tương ứng tính từ dây chuyền thứ 3 trở lên: 625 m2.
2. Trường hợp cơ sở đăng kiểm xe cơ giới được bố trí chung với bến xe, trạm dừng nghỉ thì không áp dụng quy định tại khoản 1 Điều này. Xưởng kiểm định phải đáp ứng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đăng kiểm.
Theo đó, mặt bằng cơ sở đăng kiểm xe cơ giới là nơi dùng để bố trí các công trình phục vụ việc kiểm định xe cơ giới trên cùng khu đất, có diện tích tối thiểu.
Do đó, đối với cơ sở đăng kiểm xe cơ giới chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I thì diện tích tối thiểu được quy định là 1.250 m2.
Điều kiện chung đối với cơ sở đăng kiểm xe cơ giới phải đáp ứng khi kinh doanh dịch vụ kiểm định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 166/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, điều kiện chung đối với cơ sở đăng kiểm xe cơ giới cần phải đáp ứng khi kinh doanh dịch vụ kiểm định bao gồm:
- Đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, nhân lực và hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại Nghị định 166/2024/NĐ-CP và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy (sau đây viết tắt là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đăng kiểm).
- Có đăng kiểm viên phù hợp với chức năng của cơ sở đăng kiểm. Đăng kiểm viên gồm: đăng kiểm viên hạng I, đăng kiểm viên hạng II, đăng kiểm viên hạng III.
- Có giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đất đai; kết nối giao thông và đấu nối đường bộ theo quy định; bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy và pháp luật khác có liên quan khi xây dựng, đưa cơ sở đăng kiểm vào hoạt động.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công bao gồm những nội dung nào? Chi phí thẩm định báo cáo được lấy từ đâu?
- Trợ giúp pháp lý là gì? Trợ giúp pháp lý có phải là trách nhiệm của Nhà nước không? Người được trợ giúp pháp lý gồm?
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với một số hoạt động chuyển giao nước thải đặc thù theo Nghị định 05/2025 ra sao?
- Top 6 mẫu viết đoạn văn tả về bố của em lớp 4 điểm cao? Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học đối với học sinh lớp 4?
- Về hưu bao nhiêu năm thì không còn xét danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú được nữa? Quyền lợi của người được tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú là gì?