Đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung mại dâm trên trang thông tin điện tử bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 129?
Đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung mại dâm trên trang thông tin điện tử bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 129?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung mại dâm trên trang thông tin điện tử như sau:
Vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thông tin liên hệ đến Bộ Thông tin và Truyền thông về những nội dung theo quy định của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam;
b) Không báo cáo theo quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định;
b) Thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định vượt quá 1,5 giây;
c) Thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin, bài.
2a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Và, căn cứ Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng
1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
...
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;
e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
...
Như vậy, đối với hành vi đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung mại dâm trên trang thông tin điện tử có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với hành vi trên là mức phạt tiền đối với tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh quảng cáo.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung mại dâm trên trang thông tin điện tử bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 129? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động quảng cáo;
- Hướng dẫn, đôn đốc công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương;
- Thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định sản phẩm quảng cáo;
- Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý trong hoạt động quảng cáo;
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về quảng cáo theo quy định của pháp luật;
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Sản phẩm quảng cáo nào bị cấm thực hiện hoạt động quảng cáo?
Căn cứ Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 được sửa đổi bởi Điều 72 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 quy định về các sản phẩm quảng cáo bị cấm thực hiện hoạt động quảng cáo gồm:
- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Thuốc lá.
- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
- Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
- Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
- Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; các loại sản phẩm, hàng hoá có tính chất kích động bạo lực..
- Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ca dao tục ngữ nói về thời tiết, khí hậu? 20+ ca dao tục ngữ nói về thời tiết hay nhất? Thời tiết là gì?
- Kể về một trận thi đấu bóng đá lớp 3? Viết đoạn văn từ 7 đến 9 câu kể về một trận thi đấu thể thao lớp 3?
- Văn tả đồng hồ báo thức lớp 3 ngắn gọn? Tả chiếc đồng hồ ngắn gọn? Viết đoạn văn tả đồng hồ báo thức?
- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng là yêu cầu đối với học sinh lớp mấy?
- Mẫu tranh vẽ cổ động phòng chống thuốc lá trong trường học? Những nội dung nào cần được giáo dục về phòng chống tác hại của thuốc lá?