Đất đá làm vật liệu san lấp là gì? Mức độ nghiên cứu địa chất trong công tác thăm dò đất đá làm vật liệu san lấp phải đáp ứng yêu cầu nào?
Đất đá làm vật liệu san lấp là gì?
Đất đá làm vật liệu san lấp được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BTNMT như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Cát, sỏi lòng sông là sản phẩm tích tụ trong bãi bồi, thềm sông và cửa sông, bao gồm: cuội, sỏi, sạn, cát chỉ có giá trị sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường.
2. Đất, đá làm vật liệu san lấp là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 64 Luật khoáng sản.
Như vậy, theo quy định trên thì đất đá làm vật liệu san lấp là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 64 Luật khoáng sản.
Đất đá làm vật liệu san lấp (Hình từ Internet)
Mức độ nghiên cứu địa chất trong công tác thăm dò đất đá làm vật liệu san lấp phải đáp ứng yêu cầu nào?
Mức độ nghiên cứu địa chất trong công tác thăm dò đất đá vật liệu san lấp phải đáp ứng yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BTNMT như sau:
Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối khối tính trữ lượng
1. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu địa chất
a) Xác định được ranh giới, hình dạng của các thân khoáng; bề mặt địa hình;
b) Mỏ đất, đá làm vật liệu san lấp phải xác định tính chất cơ lý, chỉ tiêu về đất xây dựng.
2. Yêu cầu về khoanh nối ranh giới tính trữ lượng
Khối tính trữ lượng được khoanh định dựa vào công trình thăm dò, các điểm lộ được đo vẽ, mô tả địa chất. Ranh giới khối tính trữ lượng cấp 122 có thể ngoại suy, nhưng phần ngoại suy không quá 200m theo đường phương hoặc chiều dài phân bố thân khoáng và không quá 100m theo hướng cắm hoặc bề rộng thân khoáng. Đồng thời phần ngoại suy phải có kết quả đo vẽ địa chất đã khẳng định được đặc điểm địa chất khoáng sản tương tự với vị trí có công trình khống chế.
3. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu khả thi
a) Chỉ tiêu tính trữ lượng được áp dụng theo các tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật hoặc theo chỉ tiêu (hàm lượng, thành phần vật chất của khoáng vật...) ở khu mỏ có điều kiện địa chất, khai thác tương tự đã được phê duyệt;
b) Đã sơ bộ lựa chọn được giải pháp kỹ thuật khai thác và hướng sử dụng phù hợp.
4. Yêu cầu về mức độ hiệu quả kinh tế
Trên cơ sở so sánh với các mỏ đang khai thác có điều kiện tương tự, chứng minh được việc khai thác có hiệu quả kinh tế tại thời điểm đánh giá trữ lượng.
Như vậy, theo quy định trên thì mức độ nghiên cứu địa chất trong công tác thăm dò đất đá vật liệu san lấp phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Xác định được ranh giới, hình dạng của các thân khoáng; bề mặt địa hình;
- Mỏ đất, đá làm vật liệu san lấp phải xác định tính chất cơ lý, chỉ tiêu về đất xây dựng.
Đất đá làm vật liệu san lấp thăm dò đến trữ lượng cấp mấy?
Đất đá làm vật liệu san lấp thăm dò đến trữ lượng cấp mấy, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-BTNMT như sau:
Yêu cầu về cấp trữ lượng và mạng lưới thăm dò
1. Mỏ cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp thăm dò đến trữ lượng cấp 122.
2. Mạng lưới các công trình thăm dò.
a) Mạng lưới công trình thăm dò theo tuyến tối đa là 400m, công trình trên tuyến tối đa là 200m;
b) Đối với mỏ có diện tích nhỏ hơn 1ha và chiều dài phân bố không quá 500m phải có 01 công trình khống chế bề dày thân khoáng hoặc khống chế đến cốt cao dự kiến thăm dò ở trung tâm khu vực thăm dò;
c) Đo vẽ mô tả địa chất tại thực địa từng điểm lộ phải được mô tả được đặc điểm địa chất, thành phần, cấu tạo và xác định được ranh giới thân khoáng làm cơ sở xác định bề dày biên, bề dày trung bình của thân khoáng trong diện tích thăm dò.
Như vậy, theo quy định trên thì đất đá làm vật liệu san lấp thăm dò đến trữ lượng cấp 122.
Trữ lượng đất đá làm vật liệu san lấp được tính theo đơn vị nào?
Trữ lượng đất đá làm vật liệu san lấp được tính theo đơn vị nào, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 01/2016/TT-BTNMT như sau:
Yêu cầu về công tác tính trữ lượng
1. Trữ lượng được tính trên cơ sở chỉ tiêu tính trữ lượng tương ứng với lĩnh vực sử dụng và được quy định cụ thể trong Đề án thăm dò.
2. Phải xác định sơ bộ ranh giới khai trường, góc dốc sườn tầng, góc dốc bờ moong kết thúc khai thác, hệ số bóc và khối lượng đất bóc.
3. Phương pháp tính trữ lượng được lựa chọn phù hợp với đặc điểm thân khoáng để đảm bảo độ tin cậy.
4. Trữ lượng được tính theo đơn vị m3.
Như vậy, theo quy định trên thì trữ lượng đất đá làm vật liệu san lấp được tính theo đơn vị m3
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?