Đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá được tổ chức dưới hình thức nào? Một lớp học đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá có tối đa bao nhiêu học viên?
Đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá được tổ chức dưới hình thức nào?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 39/2024/TT-BTC có quy định như sau:
Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức
1. Chương trình, nội dung, thời gian đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phải phù hợp với các đối tượng tham dự lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo quy định tại Thông tư này.
2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phải đảm bảo thường xuyên cập nhật, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức.
3. Việc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức được tổ chức dưới hình thức tập trung. Trong trường hợp phát sinh tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh hoặc các trường hợp cần thiết khác, Bộ Tài chính thông báo việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức được thực hiện theo hình thức trực tuyến.
4. Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, việc đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá được tổ chức dưới hình thức tập trung.
Trong trường hợp phát sinh tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh hoặc các trường hợp cần thiết khác, Bộ Tài chính thông báo việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức được thực hiện theo hình thức trực tuyến.
Đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá được tổ chức dưới hình thức nào? Một lớp học đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá có tối đa bao nhiêu học viên? (Hình từ Internet)
Một lớp học đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá có tối đa bao nhiêu học viên?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định như sau:
Hình thức tổ chức, nội dung và chương trình đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá
...
3. Một lớp học đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tối đa không quá 150 học viên.
4. Đơn vị tổ chức đào tạo thực hiện việc biên soạn tài liệu đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá theo nội dung khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về thẩm định giá quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; đồng thời, có trách nhiệm cập nhật những nội dung, quy định mới của nhà nước liên quan đến lĩnh vực giá, thẩm định giá trong quá trình giảng dạy.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì một lớp học đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tối đa không quá 150 học viên.
Lưu ý: Cũng theo quy định tại Điều 10 Thông tư 39/2024/TT-BTC thì nội dung và chương trình đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá như sau:
- Lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản bao gồm 05 chuyên đề: Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực thẩm định giá; Nguyên lý hình thành giá cả thị trường và Nguyên lý căn bản về thẩm định giá; Thẩm định giá bất động sản; Thẩm định giá động sản 1 (Thẩm định giá máy, thiết bị); Thẩm định giá động sản 2 (Thẩm định giá tài sản vô hình và các động sản khác);
- Lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm các chuyên đề quy định tại điểm a khoản này và 02 chuyên đề: Phân tích tài chính doanh nghiệp; Thẩm định giá doanh nghiệp;
Để được tổ chức đào tạo nghiệp vụ về thẩm định giá thì cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 39/2024/TT-BTC có quy định như sau:
Đơn vị đào tạo
Các đơn vị sau đây đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại Điều 4 Thông tư này được tổ chức đào tạo nghiệp vụ về thẩm định giá:
1. Các cơ sở giáo dục đại học có chuyên ngành đào tạo trình độ đại học về thẩm định giá theo quy định của pháp luật giáo dục - đào tạo.
2. Các đơn vị có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá thuộc Bộ Tài chính.
3. Hội nghề nghiệp về thẩm định giá.
Theo đó, căn cứ theo Điều 4 Thông tư 39/2024/TT-BTC, để được tổ chức đào tạo nghiệp vụ về thẩm định giá thì cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Có chuyên ngành đào tạo trình độ đại học về thẩm định giá theo quy định của pháp luật giáo dục - đào tạo.
(2) Có đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đạt đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có trình độ đại học, sau đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên đề giảng dạy;
- Có thời gian công tác từ 5 (năm) năm trở lên liên quan trực tiếp đến chuyên đề giảng dạy;
- Người đã tham gia nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến các chuyên đề giảng dạy tại các cơ sở đào tạo hoặc người đã làm công tác quản lý nhà nước liên quan đến giá, thẩm định giá hoặc các chuyên gia, thẩm định viên về giá trong và ngoài nước có đủ trình độ, uy tín chuyên môn phù hợp với các chuyên đề của lớp học quy định tại Thông tư 39/2024/TT-BTC.
(3) Có kế hoạch, nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phù hợp với quy định tại Thông tư 39/2024/TT-BTC.
(4) Phải bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, bao gồm phòng học, bàn ghế, bảng viết, giáo cụ và các trang thiết bị cần thiết khác (tự có hoặc có hợp đồng thuê).
Trường hợp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo hình thức trực tuyến, thì phải bảo đảm cơ sở vật chất (tự có hoặc có hợp đồng thuê) để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo hình thức này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?