Đạo Cao đài là gì? Tôn chỉ của đạo Cao Đài là gì? Chức sắc đứng đầu Giáo hội của Đạo Cao đài do ai chấp thuận?
Đạo Cao đài là gì? Tôn chỉ là gì?
Đạo Cao đài tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ, là tôn giáo lớn thứ ba ở Việt Nam ra đời năm 1926 tại ấp Long Trung, xã Long Thành, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh do một số công chức, tư sản, địa chủ, trí thức sáng lập và phát triển chủ yếu ở các tỉnh, thành phố Nam Bộ.
Đạo Cao đài thờ Thượng đế bằng hình con mắt trái – Thiên nhãn có nghĩa là “mắt trời” là thần lực của vũ trụ, nhìn thấu suốt thế gian. Tín đồ Cao đài tin rằng mọi tôn giáo đều xuất phát từ một nguồn trí tuệ. Trí tuệ ấy được biểu hiện qua hình ảnh "Thiên Nhãn" - con mắt của Thượng Đế.
Tôn chỉ của Đạo Cao đài là gì?
Tôn chỉ của Đạo Cao đài là: “Tam giáo quy nguyên, Ngũ chi hiệp nhất” nhằm mục đích phục hưng chân truyền, đây là đường lối căn bản cho nhân sinh tu hành.
Đạo Cao đài thực hiện theo Ngũ giới cấm và Tứ đại điều quy:
- Ngũ giới cấm là không sát hại sinh vật; không trộm cắp, lừa gạt người; cấm tà dâm; cấm uống rượu thịt, ăn uống quá độ; cấm xảo trá, nói năng không giữ lời hứa.
- Tứ đại điều quy là tuân theo lời dạy của bề trên, lấy lễ hòa người; chớ khoe tài, đừng cao ngạo; tiền bạc phân minh; trước mặt sau lưng cũng đồng một bực.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Đạo Cao đài là gì? Tôn chỉ của đạo Cao Đài là gì? Chức sắc đứng đầu Giáo hội của Đạo Cao đài do ai chấp thuận? (Hình từ Internet)
Chức sắc đứng đứng đầu Giáo hội của Đạo Cao đài do ai chấp thuận?
Căn cứ tại mục II Thông tư 02/1999/TT-TGCP quản lý nhà nước đối với một số hoạt động về tổ chức của Đạo Cao đài, trong đó quy định về việc công cử chức sắc như sau:
VIỆC CÔNG CỬ CHỨC SẮC :
1- Các Giáo hội Cao đài được Nhà nước cho phép hoạt động được tiến hành việc công cử chức sắc theo đúng Hiến chương (Đạo quy) và Luật công cử chức sắc đã được Nhà nước công nhận.
2- Chức sắc đứng đầu Giáo hội như phẩm Hộ pháp và Giáo tông do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
3- Chức sắc được công cử lên các phẩm ",từ Phối sư đến Chưởng pháp (Cửu trùng đài) và các phẩm tương đương do Trưởng Ban Tôn giáo của Chính phủ chấp thuận. '
4- Các phẩm từ Giáo sư (Cửu trùng đài) và tương đương trở xuống do Chủ tịch ủy ban Nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.
5- Những chức sắc, trước đây về tu tại gia đình, không hoạt động tôn giáo theo phẩm cấp, có nguyện vọng trở lại hoạt động theo chức trách, chức vụ tôn giáo cũ phải được Ban Thường trực Hội thánh đề nghị và do cơ quan Nhà nước cấp có thẩm quyền chấp thuận (theo phân cấp ở mục 1, 2, 3, 4) thì mới được hoạt động.
Như vậy, theo quy định pháp luật thì chức sắc đứng đầu Giáo hội như phẩm Hộ pháp và Giáo tông do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Ngoài ra, chức sắc được công cử lên các phẩm ",từ Phối sư đến Chưởng pháp (Cửu trùng đài) và các phẩm tương đương do Trưởng Ban Tôn giáo của Chính phủ chấp thuận.
Đối với những chức sắc, trước đây về tu tại gia đình, không hoạt động tôn giáo theo phẩm cấp, có nguyện vọng trở lại hoạt động theo chức trách, chức vụ tôn giáo cũ phải được Ban Thường trực Hội thánh đề nghị và do cơ quan Nhà nước cấp có thẩm quyền chấp thuận (theo phân cấp ở mục 1, 2, 3, 4) thì mới được hoạt động.
Ai có thẩm quyền cho phép mở các lớp huấn luyện khoa mục chuyên môn cho chức sắc?
Căn cứ tại mục III Thông tư 02/1999/TT-TGCP quy định về việc đào tạo chức sắc, chức việc như sau:
VIỆC ĐÀO TẠO CHỨC SẮC, CHỨC VIỆC
1- Các Giáo hội Cao đài được Nhà nước cho phép hoạt động được tổ chức việc đào tạo chức sắc, chức việc theo Hiến chương (Đạo quy) đã được Nhà nước chấp thuận.
2- Các lớp huấn luyện khoa mục chuyên môn cho chức sắc, chức việc : Đầu phòng văn, Giáo nhi, Luật sự...mở tại Toà thánh của từng hệ phái do Trưởng Ban Tôn giáo cấp tỉnh nơi có Toà thánh, cho phép.
3- Các lớp giáo lý hạnh đường cho chức sắc do Ban Thường trực Hội thánh tổ chức có thời gian dưới 3 tháng do Chủ tịch ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ quan Toà thánh, cho phép; nếu thời gian từ 3 tháng trở lên do Ban Tôn giáo của Chính phủ cho phép.
4- Trường đào tạo chức sắc phải do Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Theo đó, các lớp huấn luyện khoa mục chuyên môn cho chức sắc, chức việc do Trưởng Ban Tôn giáo cấp tỉnh nơi có Toà thánh, cho phép mở tại Toà thánh của từng hệ phái: Đầu phòng văn, Giáo nhi, Luật sự…
Ngoài ra:
- Đối với các lớp giáo lý hạnh đường cho chức sắc do Ban Thường trực Hội thánh tổ chức có thời gian dưới 3 tháng do Chủ tịch ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ quan Toà thánh, cho phép; nếu thời gian từ 3 tháng trở lên do Ban Tôn giáo của Chính phủ cho phép.
- Trường đào tạo chức sắc phải do Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?
- Lời dẫn chương trình Tết cho trẻ mầm non năm Ất Tỵ 2025? Lời dẫn chương trình lễ hội mùa xuân cho trẻ mầm non 2025?