Danh sách thí sinh được cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin được lưu trữ tối đa bao nhiêu năm?
- Danh sách thí sinh được cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin được lưu trữ tối đa bao nhiêu năm?
- Danh sách thí sinh dự thi cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin được niêm yết tại địa điểm thi khi nào?
- Trách nhiệm của thí sinh dự thi cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin được quy định như thế nào?
Danh sách thí sinh được cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin được lưu trữ tối đa bao nhiêu năm?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT về lưu trữ hồ sơ cụ thể như sau:
Lưu trữ hồ sơ
1. Danh sách thí sinh dự thi, bảng điểm, quyết định phê duyệt kết quả thi, danh sách thí sinh được cấp chứng chỉ, sổ cấp phát chứng chỉ lưu trữ vĩnh viễn.
2. Đề thi, đáp án, bài thi của thí sinh; các biên bản của Hội đồng thi, biên bản xử lý trong khi thi, các quyết định thành lập Hội đồng thi; báo cáo tổng kết đợt thi kèm theo các biểu thống kê số liệu của Hội đồng thi; hồ sơ phúc khảo (nếu có) lưu trữ ít nhất 02 năm. Bài thi của thí sinh có thể lưu trữ dưới dạng giấy, tệp (file), chụp màn hình hoặc các dạng khác.
3. Dữ liệu camera phòng thi lưu trữ ít nhất 06 tháng.
Như vậy, danh sách thí sinh được cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin được lưu trữ vĩnh viễn.
Danh sách thí sinh được cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin được lưu trữ tối đa bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Danh sách thí sinh dự thi cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin được niêm yết tại địa điểm thi khi nào?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT về quy trình coi thi như sau:
Quy trình coi thi
1. Trước buổi thi ít nhất 01 ngày, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thư ký, kỹ thuật viên của Hội đồng thi có mặt tại địa điểm thi để thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra việc chuẩn bị cho kỳ thi: cơ sở vật chất và các thiết bị, phương tiện phục vụ công tác tổ chức thi;
b) Niêm yết danh sách thí sinh dự thi, mã số dự thi của thí sinh, nội quy phòng thi.
2. Trước giờ thi
a) Giám thị kiểm tra phòng thi; đánh số báo danh; kiểm tra giấy tờ tùy thân, vật dụng của thí sinh; đối chiếu thí sinh với danh sách ảnh; khi có nghi vấn nhận diện có thể chụp ảnh thí sinh để phục vụ việc xác minh sau này; gọi thí sinh vào phòng thi và đảm bảo thí sinh ngồi đúng vị trí số báo danh;
b) Giám thị nhận giấy nháp, tài khoản cá nhân của từng thí sinh từ Trưởng Ban Coi thi hoặc người được Trưởng Ban Coi thi ủy quyền; giám thị trong phòng thi ký tên vào các tờ giấy nháp và phát cho thí sinh; kiểm tra nguồn điện và việc niêm phong các máy tính;
c) Khi có hiệu lệnh làm bài thi, giám thị yêu cầu thí sinh: khởi động máy tính; kiểm tra độ ổn định của máy tính, bàn phím, chuột, tai nghe (headphone); truy cập vào tài khoản cá nhân do giám thị cung cấp; nhận đề thi từ máy chủ.
Như vậy, trước buổi thi ít nhất 01 ngày, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thư ký, kỹ thuật viên của Hội đồng thi có mặt tại địa điểm thi để thực hiện niêm yết danh sách thí sinh dự thi cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.
Trách nhiệm của thí sinh dự thi cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của thí sinh dự thi cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin được quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT cụ thể như sau:
- Có mặt tại địa điểm thi đúng ngày, giờ quy định. Thí sinh đến muộn 10 phút kể từ thời điểm tính giờ làm bài sẽ không được dự thi.
- Xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, thẻ đảng viên, giấy phép lái xe, thẻ học sinh còn hiệu lực hoặc giấy tờ có ảnh kèm theo dấu giáp lai trên ảnh trước khi vào phòng thi.
- Ngồi đúng vị trí theo số báo danh quy định trong phòng thi; ký tên vào danh sách thí sinh dự thi từng buổi thi.
- Chỉ được mang vào phòng thi giấy tờ tùy thân và các vật dụng phục vụ làm bài thi theo quy định.
- Không được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, đồ uống có cồn, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng gian lận trong quá trình làm bài thi.
- Trong thời gian làm bài thi không được trao đổi, bàn bạc, quay cóp bài thi và phải giữ trật tự; khi muốn có ý kiến hoặc muốn ra ngoài phòng thi phải xin phép giám thị và chỉ được phát biểu ý kiến hoặc ra ngoài phòng thi khi giám thị trong phòng thi cho phép; khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuân theo hướng dẫn của giám thị.
- Nhận đề thi và làm bài thi trên máy tính.
- Ký xác nhận vào Phiếu tham dự thi.
- Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, tất cả thí sinh dừng làm bài và thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của giám thị.
- Sau khi hết giờ thi, thí sinh chỉ rời phòng thi khi được phép của giám thị trong phòng thi.
- Nếu vi phạm quy chế thi thì tùy theo mức độ, thí sinh sẽ bị kỷ luật bằng các hình thức từ cảnh cáo đến đình chỉ thi hoặc hủy kết quả bài thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?