Danh sách khách hàng có phải bí mật kinh doanh của công ty không? Người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty bị xử lý kỷ luật với hình thức gì?
Danh sách khách hàng có phải bí mật kinh doanh của công ty không?
Căn cứ theo khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 giải thích như sau:
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Đối với mỗi doanh nghiệp, danh sách khách hàng được tổng hợp và lưu trữ, sử dụng theo các phương thức khác nhau:
+ Trong một số doanh nghiệp, danh sách khách hàng thường là những thông tin về khách hàng bao gồm: họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, địa chỉ hòm thư điện tử, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp… những thông tin dễ dàng có được, hầu hết nhân viên công ty có thể tiếp cận, sử dụng, doanh nghiệp không thấy cần thiết phải sử dụng các biện pháp bảo mật để bảo vệ những thông tin này. Trường hợp này, danh sách khách hàng thường được nhầm lẫn với bí mật nhân thân - một trong các trường hợp không được bảo hộ theo khoản 1 Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
+ Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp, danh sách khách hàng lại là sự tổng hợp của rất nhiều thông tin cá nhân quan trọng khác, ví dụ như trong hệ thống ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế… mà khi danh sách khách hàng bị tiết lộ, có thể gây ra nhiều rủi ro không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với cả khách hàng, những thông tin này thường được thiết lập để hạn chế đối tượng tiếp cận, hạn chế số lượng thông tin được tiếp cận, được bảo mật cẩn thận bởi các kỹ thuật công nghệ.
Danh sách khách hàng có được coi là bí mật kinh doanh hay không không phụ thuộc vào tên gọi mà phụ thuộc vào giá trị thông tin được chứa đựng trong danh sách đó cũng như sự xác định mức độ quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Danh sách khách hàng có phải bí mật kinh doanh của công ty không? (Hình từ Internet)
Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty bị xử lý kỷ luật với hình thức gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Theo quy định trên, người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động là một trong những trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động với người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
2. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
3. Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, trong trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tiết lộ bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?