Danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định thế nào?
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có được lập Danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật không?
Theo điểm e khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:
Ban hành danh mục bí mật nhà nước
1. Căn cứ vào quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục bí mật nhà nước.
2. Người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước bao gồm:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý;
b) Chánh Văn phòng Trung ương Đảng lập danh mục bí mật nhà nước của Đảng;
c) Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội lập danh mục bí mật nhà nước của tổ chức chính trị - xã hội;
d) Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lập danh mục bí mật nhà nước của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội;
đ) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước lập danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước;
e) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý.
...
Theo quy định nêu trên thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có được lập Danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật.
Danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định thế nào?
Theo Điều 1 Quyết định 1180/QĐ-TTg năm 2020 quy định về Danh mục bí mật nhà nước thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
Bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:
1. Báo cáo, văn bản của Viện kiểm sát nhân dân xin ý kiến của Quốc hội, cơ quan nhà nước, cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền và văn bản trao đổi với các cơ quan bảo vệ pháp luật về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, phương hướng giải quyết đối với các vụ việc, vụ án xâm phạm an ninh quốc gia; vụ việc, vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội; vụ việc, vụ án tham nhũng, chức vụ nghiêm trọng; vụ việc, vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
2. Chỉ thị, nghị quyết, phương án, kế hoạch, kết luận, thông báo, văn bản chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ việc, vụ án xâm phạm an ninh quốc gia; vụ việc, vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội; vụ việc, vụ án tham nhũng, chức vụ nghiêm trọng; vụ việc, vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm chưa công khai.
3. Nội dung, văn bản hợp Ủy ban kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân các cấp về phương hướng chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án xâm phạm an ninh quốc gia; vụ việc, vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội; vụ việc, vụ án tham nhũng, chức vụ nghiêm trọng; vụ việc, vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
4. Phương án, kế hoạch, báo cáo, văn bản về triển khai lực lượng, phương tiện, biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp đặc biệt nghiêm trọng hoặc được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Như vậy, Danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm những nội dung nêu trên.
Danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Cố ý làm lộ bí mật nhà nước độ Tối mật thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể bị xử lý ra sao?
Theo Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 125 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước độ Tối mật thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?