Đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên được xác định như thế nào?

Số kinh phí tiết kiệm trong chi thường xuyên hàng năm được xác định như thế nào? Đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên được xác định như thế nào? Thắc mắc đến từ bạn Thanh Phong ở Long Thành.

Đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên được xác định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 129/2017/TT-BTC quy định cụ thể:

Nội dung, tiêu chí, thang điểm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên đối với đơn vị sử dụng ngân sách là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
1. Việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên được xác định trên 3 nội dung với thang điểm tối đa là 100 điểm. Cụ thể như sau:
a) Kết quả tiết kiệm đối với một số chỉ tiêu cụ thể trong chi thường xuyên: Thang điểm tối đa là 70 điểm;
b) Kết quả tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên được giao thực hiện chế độ tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và kết quả tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính giao thực hiện chế độ tự chủ đối với cơ quan nhà nước theo cơ chế tài chính được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định (loại trừ số kinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương): Thang điểm tối đa là 30 điểm;
c) Đánh giá việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong chi thường xuyên (điểm trừ).

Như vậy, đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên được xác định trên 3 nội dung với thang điểm tối đa là 100 điểm. Cụ thể như sau:

- Kết quả tiết kiệm đối với một số chỉ tiêu cụ thể trong chi thường xuyên: Thang điểm tối đa là 70 điểm;

- Kết quả tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên được giao thực hiện chế độ tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và kết quả tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính giao thực hiện chế độ tự chủ đối với cơ quan nhà nước theo cơ chế tài chính được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định (loại trừ số kinh phí đã thực hiện tiết kiệm để cải cách tiền lương): Thang điểm tối đa là 30 điểm;

- Đánh giá việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong chi thường xuyên (điểm trừ).

Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên

Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên

(Hình từ Internet)

Số kinh phí tiết kiệm trong chi thường xuyên hàng năm được xác định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 129/2017/TT-BTC quy định như sau:

- Số liệu dự toán chi thường xuyên là số dự toán chi thường xuyên được giao sử dụng trong năm (bao gồm số dự toán được giao đầu năm, số dự toán được bổ sung trong năm và số dư dự toán năm trước được phép chuyển sang năm sau). Số liệu dự toán bao gồm số liệu dự toán tổng thể và số liệu dự toán chi tiết đối với từng tiêu chí đánh giá nêu tại các phụ lục kèm theo Thông tư này;

- Số chi thực tế là số chi mà đơn vị làm thủ tục thanh toán thực chi với Kho bạc Nhà nước gắn với việc hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm ngân sách của cơ quan, đơn vị, bao gồm: số thanh toán thực chi đến hết ngày 31/12 của năm đánh giá cộng với số chi mà đơn vị dự kiến thanh toán với Kho bạc Nhà nước trong thời gian chỉnh lý quyết toán;

- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không giao dự toán chi tiết cho từng nội dung chi làm cơ sở đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập kế hoạch cho từng nội dung chi theo các tiêu chí đánh giá nêu tại Thông tư ngay từ đầu năm ngân sách để làm căn cứ đánh giá, tính điểm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên.

Đơn vị sử dụng ngân sách là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 129/2017/TT-BTC quy định cụ thể:

Nội dung, tiêu chí, thang điểm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên đối với đơn vị sử dụng ngân sách là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
...
2. Đơn vị sử dụng ngân sách là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị mình theo Phụ lục số 01-A (đối với cơ quan nhà nước) và Phụ lục số 01-B (đối với đơn vị sự nghiệp công lập) ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp để tổng hợp, tính điểm tiêu chí “Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp” của cơ quan chủ quản cấp trên.

Như vậy, đơn vị sử dụng ngân sách là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị mình theo Phụ lục số 01-A (đối với cơ quan nhà nước).

Và phụ lục số 01-B (đối với đơn vị sự nghiệp công lập) ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp để tổng hợp, tính điểm tiêu chí “Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp” của cơ quan chủ quản cấp trên.

Chống lãng phí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyển thông khi tổ chức thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hiện nay được quy định ra sao?
Pháp luật
Cá nhân được giao quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản có trách nhiệm gì trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Pháp luật
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 thì xử lý các khoản chi chưa thực sự cần thiết như thế nào?
Pháp luật
Một số nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện Chương trình tiết kiệm chống lãng phí năm 2022?
Pháp luật
Việc quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí?
Pháp luật
Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng của Bộ Nội vụ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kế hoạch đẩy mạnh thực hiện chính sách về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 có những nhiệm vụ chính nào?
Pháp luật
Việc thành lập quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải đáp ứng đủ các điều kiện gì?
Pháp luật
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động có cần phải dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ, hiện đại hóa không?
Pháp luật
Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Công ty TNHH MTV do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ phải gửi đến cơ quan nào?
Pháp luật
Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xây dựng dựa trên căn cứ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chống lãng phí
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,568 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chống lãng phí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chống lãng phí

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào