Đánh giá định lượng rủi ro hoạt động nhiệt điện than và nhiệt điện khí là đánh giá với những hoạt động gì? Đánh giá định lượng rủi ro được thực hiện khi nào?
- Hoạt động nhiệt điện gồm những hoạt động nào?
- Hoạt động nhiệt điện than và nhiệt điện khí phải đánh giá định lượng rủi ro gồm những hoạt động gì?
- Mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động nhiệt điện than và nhiệt điện khí như thế nào?
- Đánh giá định lượng rủi ro hoạt động nhiệt điện than và nhiệt điện khí được thực hiện khi nào?
Hoạt động nhiệt điện gồm những hoạt động nào?
Căn cứ theo Điều 11 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT quy định về các hoạt động nhiệt điện như sau:
Các hoạt động nhiệt điện
Các hoạt động nhiệt điện, bao gồm: Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình nhiệt điện than và nhiệt điện khí.
Theo quy định trên, các hoạt động nhiệt điện, bao gồm: Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình nhiệt điện than và nhiệt điện khí.
Hoạt động nhiệt điện than và nhiệt điện khí (Hình từ Internet)
Hoạt động nhiệt điện than và nhiệt điện khí phải đánh giá định lượng rủi ro gồm những hoạt động gì?
Căn cứ theo Điều 15 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT quy định về đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động nhiệt điện than và nhiệt điện khí như sau:
Quy định về đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động nhiệt điện than và nhiệt điện khí
Các hoạt động nhiệt điện phải đánh giá định lượng rủi ro, bao gồm:
1. Các hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình nhiệt điện than, nhiệt điện khí có công suất lớn hơn hoặc bằng 300 MW;
2. Các hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình nhiệt điện than, nhiệt điện khí có công suất nhỏ hơn 300 MW nhưng có tổng dung tích kho chứa dầu lớn hơn 10.000 m3.
Theo khoản 4 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT giải thích thì Đánh giá định lượng rủi ro là việc phân tích, tính toán tần suất và hậu quả của sự cố dựa trên các phương pháp, dữ liệu đã được công bố và thừa nhận rộng rãi trên thế giới.
Như vậy, theo quy định trên, các hoạt động nhiệt điện phải đánh giá định lượng rủi ro, bao gồm:
- Các hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình nhiệt điện than, nhiệt điện khí có công suất lớn hơn hoặc bằng 300 MW;
- Các hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình nhiệt điện than, nhiệt điện khí có công suất nhỏ hơn 300 MW nhưng có tổng dung tích kho chứa dầu lớn hơn 10.000 m3.
Mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động nhiệt điện than và nhiệt điện khí như thế nào?
Căn cứ theo Điều 24 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT quy định như sau:
Quy định về mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động nhiệt điện than và nhiệt điện khí
1. Đối với người thuộc Nhóm I
a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 1.00E-03;
b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.
2. Đối với người thuộc Nhóm III
a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 1.00E-04;
b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.
Trong đó, theo khoản 7, khoản 8 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT quy định:
Người thuộc Nhóm I: Là những người làm việc thường xuyên tại công trình.
…
Người thuộc Nhóm III: Là những người không làm việc tại công trình nhưng có mặt xung quanh công trình.
Như vậy, mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động nhiệt điện than và nhiệt điện khí như sau:
- Đối với người làm việc thường xuyên tại công trình:
+ Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 1.00E-03;
+ Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.
- Đối với người không làm việc tại công trình nhưng có mặt xung quanh công trình:
+ Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 1.00E-04;
+ Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.
Đánh giá định lượng rủi ro hoạt động nhiệt điện than và nhiệt điện khí được thực hiện khi nào?
Căn cứ theo Điều 26 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT quy định như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hoạt động dầu, khí, xăng dầu, hoá chất và nhiệt điện
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện phải thực hiện đánh giá định lượng rủi ro và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu các rủi ro đến mức hợp lý có thể thực hiện được.
2. Đánh giá định lượng rủi ro phải được thực hiện từ giai đoạn thiết kế. Khi tiến hành xây dựng, lắp đặt nếu khác với thiết kế đã được đánh giá định lượng rủi ro, phải thực hiện đánh giá định lượng rủi ro bổ sung trước khi vận hành công trình. Trong giai đoạn vận hành công trình nếu không có hoán cải thì việc đánh giá định lượng rủi ro được tiến hành định kỳ 05 năm/1 lần.
Theo đó, tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động nhiệt điện phải thực hiện đánh giá định lượng rủi ro và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu các rủi ro đến mức hợp lý có thể thực hiện được.
Đánh giá định lượng rủi ro hoạt động nhiệt điện than và nhiệt điện khí phải được thực hiện từ giai đoạn thiết kế.
Khi tiến hành xây dựng, lắp đặt nếu khác với thiết kế đã được đánh giá định lượng rủi ro, phải thực hiện đánh giá định lượng rủi ro bổ sung trước khi vận hành công trình. Trong giai đoạn vận hành công trình nếu không có hoán cải thì việc đánh giá định lượng rủi ro được tiến hành định kỳ 05 năm/1 lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?