Đánh giá điều kiện an ninh mạng có phải là biện pháp bảo vệ an ninh mạng không? Việc đánh giá điều kiện an ninh mạng được thực hiện theo trình tự nào?
Đánh giá điều kiện an ninh mạng có phải là biện pháp bảo vệ an ninh mạng hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật An ninh mạng 2018 có quy định về biện pháp bảo vệ an ninh mạng cụ thể như sau:
Biện pháp bảo vệ an ninh mạng
1. Biện pháp bảo vệ an ninh mạng bao gồm:
a) Thẩm định an ninh mạng;
b) Đánh giá điều kiện an ninh mạng;
c) Kiểm tra an ninh mạng;
d) Giám sát an ninh mạng;
đ) Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
e) Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng;
g) Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng;
h) Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;
i) Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
k) Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng;
l) Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;
m) Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
n) Biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, các biện pháp bảo vệ an ninh mạng bao gồm các biện pháp nêu trên. Theo đó, đánh giá điều kiện an ninh mạng là một trong các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Đánh giá điều kiện an ninh mạng có phải là biện pháp bảo vệ an ninh mạng hay không? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thực hiện theo trình tự nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 53/2022/NĐ-CP có quy định về trình tự, thủ tục đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia cụ thể như sau:
Đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin thuộc Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia do lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện theo quy định.
Theo đó, trình tự đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia:
- Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia nộp hồ sơ đề nghị đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có thẩm quyền đánh giá điều kiện an ninh mạng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật An ninh mạng;
- Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ đề nghị đánh giá điều kiện an ninh mạng và cấp giấy tiếp nhận ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng tiến hành đánh giá điều kiện an ninh mạng và thông báo kết quả trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cấp giấy tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ của chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
- Trường hợp đủ điều kiện an ninh mạng, Thủ trưởng cơ quan đánh giá điều kiện an ninh mạng cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đánh giá điều kiện an ninh mạng.
Như vậy, việc đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thực hiện theo trình tự như trên.
Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được định nghĩa như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật An ninh mạng 2018 có quy định về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia cụ thể như sau:
Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
1. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là hệ thống thông tin khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh mạng.
2. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm:
a) Hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu;
b) Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước;
c) Hệ thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng;
d) Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái;
đ) Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế tạo, quản lý cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia;
e) Hệ thống thông tin quan trọng phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức ở trung ương;
g) Hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí;
h) Hệ thống điều khiển và giám sát tự động tại công trình quan
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hệ thống thông tin khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh mạng.
Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm các hệ thống theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?