Đánh giá an toàn kết cấu trong quá trình kiểm định đập thuộc công trình thủy lợi có những nội dung nào?
Đánh giá an toàn đập thuộc công trình thủy lợi được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3.7 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11699:2016 quy định như sau:
Công việc kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, công tác quản lý và vận hành, khả năng xả lũ, khả năng chống động đất, ổn định thấm, ổn định kết cấu nhằm xác định mức độ an toàn của đập và các công trình liên quan.
Theo đó, đánh giá an toàn đập thuộc công trình thủy lợi được hiểu là công việc kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, công tác quản lý và vận hành, khả năng xả lũ, khả năng chống động đất, ổn định thấm, ổn định kết cấu nhằm xác định mức độ an toàn của đập và các công trình liên quan.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Đánh giá an toàn kết cấu trong quá trình kiểm định đập thuộc công trình thủy lợi có những nội dung nào?
Căn cứ theo tiết 7.3.5 tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11699:2016 quy định như sau:
Kiểm định đập
...
7.3 Nội dung kiểm định đập
...
7.3.5 Đánh giá an toàn kết cấu
7.3.5.1 Đánh giá an toàn kết cấu đập đất, đá
- Đánh giá ổn định mái đập thượng lưu và hạ lưu theo các quy định trong TCVN 8216:2009. Mực nước hồ chứa phục vụ tính toán kiểm tra ổn định mái đập bao gồm: mực nước dâng bình thường, mực nước lũ lớn nhất theo thiết kế cũ và mực nước lũ lớn nhất theo kết quả tính toán cập nhật tại Điều 7.3.3 của tiêu chuẩn này;
- Khi đập có các hiện tượng biến dạng, chuyển vị khác thường cần phân tích tính toán biến dạng, chuyển vị theo các quy định tại TCVN 8216:2009 với các điều kiện mực nước, địa hình, địa chất được cập nhật tại thời điểm đánh giá.
7.3.5.2 Đánh giá an toàn kết cấu đập bê tông, bê tông cốt thép
- Kiểm tra độ lún của nền đập, chuyển vị ngang của thân đập thông qua phân tích tính toán theo TCVN 9137:2012. Tải trọng phục vụ tính toán phải được xác định theo các số liệu được cập nhật tại thời điểm đánh giá;
- Kiểm tra ổn định chống trượt, ổn định chống lật của đập bê tông và bê tông cốt thép theo TCVN 4253:2012 và TCVN 9137:2012. Các số liệu dùng trong tính toán kiểm tra phải được cập nhật tại thời điểm đánh giá;
- Kiểm tra độ bền của bê tông thân đập (độ bền chịu kéo, chịu nén), độ bền của nền đập (sức chịu tải của nền, độ bền cục bộ) theo TCVN 4253:2012 và TCVN 9137:2012 với các tác động do lực, nhiệt độ, độ ẩm gây ra phải được cập nhật tại thời điểm đánh giá.
7.3.5.3 Đánh giá an toàn kết cấu các công trình liên quan
- Kiểm tra ổn định trượt, ổn định lật của các bộ phận của các công trình liên quan theo TCVN 4253:2012 với số liệu được cập nhật tại thời điểm đánh giá;
- Kiểm tra sức chịu tải của nền các công trình liên quan theo TCVN 4253:2012, các số liệu dùng trong tính toán kiểm tra phải được cập nhật tại thời điểm đánh giá.
...
Như vậy, đánh giá an toàn kết cấu trong quá trình kiểm định đập thuộc công trình thủy lợi có những nội dung sau:
- Đánh giá an toàn kết cấu đập đất, đá
- Đánh giá an toàn kết cấu đập bê tông, bê tông cốt thép
- Đánh giá an toàn kết cấu các công trình liên quan
Việc đánh giá an toàn kết cấu đập và các công trình liên quan thuộc công trình thủy lợi sẽ có những mức độ nào?
Căn cứ theo tiết 7.3.5 tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11699:2016 quy định như sau:
Kiểm định đập
...
7.3 Nội dung kiểm định đập
...
7.3.5 Đánh giá an toàn kết cấu
...
7.3.5.4 Đánh giá tổng hợp an toàn kết cấu đập và các công trình liên quan
a) Đánh giá an toàn kết cấu đập và các công trình liên quan theo các mức độ sau:
- Mức A: Kết cấu đập và các công trình liên quan an toàn cao;
- Mức B: Kết cấu đập và các công trình liên quan an toàn trung bình;
- Mức C: Kết cấu đập và các công trình liên quan có nguy cơ mật an toàn.
b) Đánh giá mức độ an toàn, kết cấu đập, các công trình liên quan được quy định tại Phụ lục F.
...
Như vậy, việc đánh giá an toàn kết cấu đập và các công trình liên quan thuộc công trình thủy lợi sẽ có những mức độ sau:
- Mức A: Kết cấu đập và các công trình liên quan an toàn cao;
- Mức B: Kết cấu đập và các công trình liên quan an toàn trung bình;
- Mức C: Kết cấu đập và các công trình liên quan có nguy cơ mật an toàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?