Đảng viên để được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì phải có sáng kiến kinh nghiệm? Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên thuộc về ai?
- Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy có tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng hay không?
- Đảng viên để được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì phải có sáng kiến kinh nghiệm?
- Khung tiêu chuẩn chất lượng đối với việc xếp loại, đánh giá cá nhân đảng viên được quy định như thế nào?
- Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên thuộc về ai?
Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy có tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng hay không?
Căn cứ Điều 5 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 có hiệu lực từ 04/10/2023 quy định đối tượng kiểm điểm như sau:
Đối tượng kiểm điểm
....
2. Cá nhân
2.1. Đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng; đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng; đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng).
2.2. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Như vậy, trong trường hợp đảng viên là cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy không phải tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng.
Căn cứ hướng dẫn tại khoản 2.1 Điều 2 Mục B Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2019 (Hết hiệu lực từ 10/11/2023), đối tượng được tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm bao gồm:
"2.1. Đối tượng
Đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt, đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng). Đối với cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy vẫn phải đánh giá, xếp loại chất lượng."
Như vậy, trong trường hợp đảng viên là cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy vẫn phải tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng.
Đảng viên để được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì phải có sáng kiến kinh nghiệm?
Đảng viên để được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì phải có sáng kiến kinh nghiệm?
Khung tiêu chuẩn chất lượng đối với việc xếp loại, đánh giá cá nhân đảng viên được quy định như thế nào?
Tải trọn bộ các văn bản về Đảng viên được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Tải về
Căn cứ Điều 12 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 có hiệu lực từ 04/10/2023 quy định tiêu chí xếp loại đối với cá nhân Đảng viên như sau:
Xếp loại chất lượng theo 4 mức:
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Cá nhân có nhiều thành tích nổi bật; là điển hình, cá nhân khác học tập, noi theo; các tiêu chí đánh giá đều đạt "Tốt" trở lên; trong đó những tiêu chí về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong năm (đối với cá nhân) đều được đánh giá đạt "Xuất sắc" bằng sản phẩm cụ thể.
- Hoàn thành 100% chỉ tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc được giao đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả; trong đó có ít nhất 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức.
- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý: Ngoài các tiêu chuẩn chung, phải thực sự gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong lề lối, phương pháp làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật; địa phương, cơ quan, đơn vị, bộ phận, lĩnh vực mà mình trực tiếp phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 50% chỉ tiêu (nhiệm vụ) cơ bản hoàn thành vượt mức; 100% cơ quan, đơn vị thuộc quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp được xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 70% số đơn vị xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Là cá nhân có các tiêu chí được đánh giá đạt "Trung bình" trở lên, trong đó những tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm (đối với tập thể), kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong năm (đối với cá nhân) đều được đánh giá đạt "Tốt" trở lên bằng sản phẩm cụ thể.
- Đối với cá nhân: Hoàn thành 100% chỉ tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc được giao đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý: Ngoài các tiêu chuẩn chung, phải gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối, phương pháp làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật; địa phương, cơ quan, đơn vị, bộ phận, lĩnh vực mình trực tiếp phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 80% số lượng công việc được giao hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng; 100% cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp được xếp loại từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
Hoàn thành nhiệm vụ
Là cá nhân có các tiêu chí cơ bản được đánh giá đạt "Trung bình" trở lên bằng sản phẩm cụ thể.
- Đối với cá nhân: Các nhiệm vụ được giao đều hoàn thành, có không quá 20% số tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ.
- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý
Ngoài các tiêu chuẩn chung, phải gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối, phương pháp làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật; địa phương, cơ quan, đơn vị, bộ phận, lĩnh vực mà mình trực tiếp phụ trách hoàn thành trên 70% các chỉ tiêu, nhiệm vụ; có ít nhất 70% số cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp được xếp loại hoàn thành nhiệm vụ.
Không hoàn thành nhiệm vụ
Là các cá nhân có các tiêu chí đánh giá ở mức "Kém" hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đối với cá nhân
+ Bị cấp có thẩm quyền kết luận có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi công tác.
+ Có trên 50% số tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm được đánh giá không hoàn thành.
+ Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu tín nhiệm theo quy định trong năm đánh giá.
+ Bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).
- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý: Địa phương, cơ quan, đơn vị, bộ phận, lĩnh vực mình trực tiếp phụ trách hoàn thành dưới 70% số chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, đề ra hoặc xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ; hoặc cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp của mình liên quan đến tham nhũng, tiêu cực và bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).
- Trường hợp tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm xảy ra từ năm trước, thời điểm trước nhưng đến thời điểm năm đánh giá, xếp loại mới bị cấp có thẩm quyền quyết định thi hành kỷ luật hoặc tập thể, cá nhân bị cấp có thẩm quyền quyết định tăng nặng hình thức kỷ luật trong năm đánh giá, xếp loại thì tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền căn cứ vào hình thức kỷ luật, nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể để xem xét đánh giá, xếp loại lại tại thời điểm xảy ra khuyết điểm, vi phạm.
- Trường hợp cá nhân có khuyết điểm, vi phạm xảy ra ở cơ quan, đơn vị cũ nhưng bị xử lý kỷ luật và thi hành kỷ luật ở cơ quan, đơn vị mới chuyển đến thì tính vào kết quả đánh giá, xếp loại của cơ quan, đơn vị cũ (không quy trách nhiệm cho cơ quan, đơn vị mới).
- Trường hợp cá nhân có khuyết điểm, vi phạm xảy ra ở cả cơ quan, đơn vị cũ và cơ quan, đơn vị mới, bị xử lý kỷ luật và thi hành kỷ luật ở cơ quan, đơn vị cũ và cơ quan, đơn vị mới chuyển đến thì tính hình thức kỷ luật vào kết quả đánh giá, xếp loại theo thời điểm xác định hành vi vi phạm tại mỗi cơ quan, đơn vị.
Theo đó, để được xem là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không có tiêu chuẩn nào bắt buộc đảng viên phải có sáng kiến mới được xem là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Theo hướng dẫn tại khoản 2.3 Điều 2 Mục B Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2019 (Hết hiệu lực từ 10/11/2023), khung tiêu chuẩn chất lượng đối với việc xếp loại, đánh giá đảng viên được quy định như sau:
"2.3. Khung tiêu chuẩn các mức chất lượng
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Là đảng viên thực sự tiêu biểu về năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống, luôn đi đầu về đổi mới sáng tạo, có sản phẩm cụ thể lượng hóa được, có nhiều thành tích nổi bật trong công tác được các đảng viên khác học tập, noi theo.
- Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao đều đánh giá đạt cấp độ “Xuất sắc”; các tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ “Tốt” trở lên.
- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định số lượng đảng viên được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không vượt quá 20% số đảng viên được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trong từng tổ chức cơ sở đảng.
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao đều đánh giá đạt cấp độ “Tốt” trở lên; những tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ “Trung bình” trở lên.
- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.
c) Hoàn thành nhiệm vụ
- Các tiêu chí cơ bản được đánh giá đạt cấp độ “Trung bình” trở lên.
- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên.
d) Không hoàn thành nhiệm vụ
Là đảng viên không đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ” hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
- Cấp có thẩm quyền kết luận đánh giá có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
- Chỉ hoàn thành dưới 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.
- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức xếp loại ở mức “Không hoàn thành nhiệm vụ”.
- Đảng viên bị thi hành kỷ luật trong năm (một vi phạm bị xử lý kỷ luật chỉ tính một lần khi xếp loại)."
Căn cứ từ những quy định trên, đối với các tiêu chuẩn để được xem là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không có tiêu chuẩn nào bắt buộc đảng viên phải có sáng kiến mới được xem là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên thuộc về ai?
Căn cứ Mục 2 Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 có hiệu lực từ 10/11/2023 quy định trách nhiệm, thẩm quyền trong đánh giá, xếp loại cá nhân Đảng viên như sau:
- Đánh giá, xếp loại tổ chức đảng ở cơ sở
+ Đảng ủy bộ phận; chi ủy trực thuộc đảng ủy cơ sở; chi ủy trực thuộc đảng ủy bộ phận tự đánh giá, xếp loại chất lượng đảng bộ, chi bộ mình. Đảng ủy cơ sở xem xét đánh giá, xếp loại chất lượng đối với các tổ chức đảng trực thuộc.
+ Ban thường vụ cấp ủy cơ sở; đảng ủy cơ sở (nơi không có ban thường vụ); chi ủy cơ sở trực thuộc cấp ủy cấp huyện và tương đương tự đánh giá, xếp loại chất lượng. Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện và tương đương xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với các cấp ủy, tổ chức đảng được quy định tại điểm này.
+ Đối với cấp ủy cơ sở trực thuộc trực tiếp tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương thì do ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh và tương đương xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng.
- Đánh giá, xếp loại đảng bộ cấp huyện và tương đương
+ Cấp ủy cấp huyện và tương đương tự đánh giá, xếp loại chất lượng đảng bộ mình.
+ Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh và tương đương xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng các đảng bộ trực thuộc.
- Đánh giá, xếp loại đảng bộ cấp tỉnh và tương đương
+ Cấp ủy cấp tỉnh và tương đương tự đánh giá, xếp loại chất lượng của đảng bộ mình và chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị.
+ Ban Tổ chức Trung ương chủ trì tổng hợp kết quả, báo cáo Bộ Chính trị theo quy định. Đối với những nơi có dấu hiệu vi phạm; để xảy ra những vấn đề sai phạm, phức tạp, dư luận bức xúc; có đơn thư khiếu nại, tố cáo; mất đoàn kết nội bộ; vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; biểu hiện “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; có cá nhân thuộc quyền quản lý bị kỷ luật, khởi tố; trì trệ, yếu kém, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao thì Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, đánh giá lại kết quả xếp loại chất lượng, báo cáo Bộ Chính trị xem xét theo thẩm quyền.
Căn cứ hướng dẫn tại khoản 2.4 Điều 2 Mục B Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2019 (Hết hiệu lực từ 10/11/2023) , trách nhiệm, thẩm quyền quyết định mức xếp loại chất lượng đảng viên được quy định như sau:
"2.4. Trách nhiệm, thẩm quyền
- Đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ sở chủ trì tổ chức thực hiện và xem xét, quyết định mức xếp loại chất lượng đảng viên.
- Từng đảng viên tự đánh giá, xếp loại chất lượng."
Theo đó, cách thức thực hiện, xem xét và quyết định mức xếp loại chất lượng cũng được hướng dẫn tại khoản 2.5 Điều này, cụ thể như sau:
"2.5. Cách thức thực hiện
Bước 1:Tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Căn cứ các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn mức chất lượng được quy định cụ thể cho từng đối tượng, đảng viên tự phân tích chất lượng (xác định cấp độ “Xuất sắc”, “Tốt”, “Trung bình”, “Kém” cho từng tiêu chí đánh giá cụ thể) và xem xét, tự nhận mức chất lượng trong Mẫu 02; báo cáo trước chi bộ trong cuộc họp kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm.
Bước 2:Quyết định xếp loại chất lượng đối với đảng viên
- Chi ủy (bí thư chi bộ nơi không có chi ủy) tổng hợp mức tự xếp loại của đảng viên; ý kiến nhận xét của chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi đảng viên cư trú để đề xuất mức xếp loại của từng đảng viên. Chi bộ tiến hành thảo luận mức xếp loại do chi ủy (bí thư chi bộ nơi không có chi ủy) đề xuất trước khi tiến hành bỏ phiếu.
- Chi ủy (bí thư chi bộ nơi không có chi ủy) tổ chức để đảng viên bỏ phiếu đề xuất mức xếp loại đối với từng đảng viên của chi bộ; sau đó, tổng hợp kết quả, đề xuất mức xếp loại chất lượng đối với từng đảng viên để báo cáo đảng ủy cơ sở.
- Bộ phận giúp việc cấp ủy tổng hợp, thẩm định báo cáo của các chi bộ trực thuộc để đảng ủy cơ sở xem xét quyết định xếp loại chất lượng đảng viên. Đối với chi bộ cơ sở do chi bộ quyết định xếp loại chất lượng đảng viên."
Như vậy, đối với công tác đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể về đối tượng được xếp loại, tiêu chuẩn xếp loại đối với từng mức chất lượng và thẩm quyền xem xét, quyết định cũng như cách thức thực hiện cụ thể như quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?