Đảng viên có được quyền ký vào đơn kiến nghị hoặc đơn yêu cầu giải quyết vụ việc cùng quần chúng nhân dân không?
Đảng viên có được quyền ký vào đơn kiến nghị hoặc đơn yêu cầu giải quyết vụ việc cùng quần chúng nhân dân không
Căn cứ theo Điều 6 Quy định 37-QĐ/TW năm 2021 về những điều đảng viên không được làm như sau:
"I- Những điều đảng viên không được làm
[...] Điều 6. Tố cáo có nội dung mang tính bịa đặt; cùng người khác viết, ký tên trong đơn tố cáo; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo dưới mọi hình thức đến nơi không có thẩm quyền giải quyết.
Đe doạ, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; không thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật về bảo vệ người tố cáo, phê bình, góp ý; kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo. [...]"
Và nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 6 Hướng dẫn 02-HD/UBKTTW năm 2021 như sau:
"Điều 6. Tố cáo có nội dung mang tính bịa đặt; cùng người khác viết, ký tên trong đơn tố cáo; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Gửi, tán phát đơn khiếu nại, tố cáo dưới mọi hình thức đến nơi không có thẩm quyền giải quyết.
Đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; không thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật về bảo vệ người tố cáo, phê bình, góp ý; kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo.
Đảng viên không được:
1. Tố cáo có nội dung mang tính bịa đặt làm mất, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân, như: Tạo dựng sự việc không có thật hoặc xuyên tạc sự việc; tố cáo dưới dạng tờ rơi, sử dụng mạng xã hội để nói xấu, bình luận, đăng tải thông tin, hình ảnh sai sự thật, lan truyền tin nhắn làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân. Viết đơn khiếu nại, tố cáo giấu tên, mạo tên (ký tên người khác hoặc ký tên người không có hoặc không đúng với địa chỉ), viết đơn đưa cho người khác ký tên.
2. Tổ chức, tham gia, ủng hộ vật chất, cổ vũ tinh thần hoặc kích động, xúi giục, mua chuộc, lôi kéo, cưỡng ép tổ chức, cá nhân tố cáo, khiếu nại dưới mọi hình thức.
3. Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo dưới mọi hình thức đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết hoặc nơi không có thẩm quyền chỉ đạo, giải quyết theo quy định.
4. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định của Đảng và pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và bảo vệ người tố cáo, phê bình, góp ý.
5. Có hành vi mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập, xúc phạm đối với người đã phát hiện, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực (gồm cả các thành viên trong gia đình, người thân) hoặc người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo."
Bên cạnh đó tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 định nghĩa như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. [...]"
Theo đó, theo thông tin chị cung cấp thì đơn này không phải là đơn khiếu nại mà là đơn kiến nghị hoặc đơn yêu cầu giải quyết vụ việc. Do vậy Đảng viên được ký vào mẫu đơn này.
Tải về Mẫu đơn kiến nghị của cá nhân mới nhất 2023: Tại Đây
Đảng viên (Hình từ Internet)
Người có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài thì có được kết nạp đảng viên không?
Căn cứ theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định như sau:
"6. Kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể
6.1. Kết nạp đảng viên đối với người theo tôn giáo; người có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài; người có quốc tịch Việt Nam nhưng gốc là người nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. [...]"
Như vậy kết nạp đảng viên đối với người có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
Đảng viên cần thay đổi họ, tên khác với đã khai trong lý lịch đảng viên thì thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Mục 9 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định như sau:
"9. Giải quyết việc thay đổi họ tên và ngày tháng năm sinh
9.1. Trường hợp đảng viên cần thay đổi họ, tên khác với đã khai trong lý lịch đảng viên thì thực hiện như sau:
- Đảng viên gửi đến cấp ủy cơ sở đơn đề nghị và văn bản chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép được thay đổi họ, tên.
- Cấp ủy cơ sở xem xét và đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.
Khi có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền cho thay đổi họ, tên thì tổ chức đảng quản lý hồ sơ thực hiện chỉnh sửa đồng bộ họ, tên trong các tài liệu và cơ sở dữ liệu đảng viên do cấp ủy các cấp quản lý.
9.2. Kể từ ngày 18/8/2016, không xem xét điều chỉnh ngày tháng năm sinh của đảng viên; thống nhất xác định tuổi của đảng viên theo ngày tháng năm sinh khai trong hồ sơ lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?