Đảng viên biết mà không báo cáo hành vi tham nhũng tiêu cực bị kỷ luật bằng hình thức nào? Gây hậu quả rất nghiêm trọng có bị khai trừ khỏi Đảng?
Đảng viên biết mà không báo cáo hành vi tham nhũng tiêu cực bị kỷ luật bằng hình thức nào?
Hình thức xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm quy định phòng chống tham nhũng tiêu cực được quy định tại khoản 2 Điều 39 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 như sau:
Vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng tiền, tài sản của tổ chức, cá nhân do mình trực tiếp quản lý trái quy định.
b) Không chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập thuộc trách nhiệm được giao hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định về kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập, về giải trình biến động tài sản và nguồn gốc của tài sản tăng thêm.
c) Buông lỏng lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách mà không chủ động xử lý.
d) Tổ chức giao lưu, du lịch, tặng quà để lợi dụng, mua chuộc người có trách nhiệm ban hành quyết định không đúng quy định, nhằm trục lợi cho bản thân, gia đình mình hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp mà mình tham gia.
đ) Tổ chức giao lưu, liên hoan, gặp mặt để tặng, nhận quà với động cơ vụ lợi.
e) Quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, cho chuyển công tác đối với nhân sự là đối tượng đang trong quá trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, xem xét xử lý kỷ luật, bị kiến nghị xử lý vi phạm theo kết luận kiểm tra, thanh tra, đang điều tra hoặc giải quyết tố cáo.
2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Tạo điều kiện để vợ (chồng), bố, mẹ, con, con dâu, con rể, anh, chị, em ruột mình hoặc bên vợ (chồng) hoặc người khác thực hiện dự án, kinh doanh ngành nghề thuộc lĩnh vực, đơn vị do mình trực tiếp phụ trách, theo dõi trái quy định nhằm trục lợi.
b) Dùng công quỹ của Nhà nước, tập thể hoặc tiền, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp, tài trợ để giao dịch, biếu xén, hối lộ hoặc sử dụng trái quy định.
c) Biết mà không báo cáo, phản ánh, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng, tiêu cực.
d) Khai không trung thực, hợp thức hoá hồ sơ để được giao đất không đúng đối tượng, tiêu chuẩn; thông đồng, khai khống, nâng giá đền bù không đúng với thực tế để chiếm đoạt tiền của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong đền bù giải phóng mặt bằng.
đ) Quyết định, phê duyệt hoặc tổ chức thực hiện dự án đầu tư xảy ra tham nhũng, lãng phí, thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước; đầu tư công tràn lan không hiệu quả; chi tiêu công quỹ trái quy định.
e) Kê khai tài sản, giải trình biến động tài sản, nguồn gốc tài sản, thu nhập không trung thực.
g) Để xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng tại cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách.
h) Tiết lộ thông tin, đe dọa, trả thù, trù dập người phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực.
i) Lợi dụng việc phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về tham nhũng, tiêu cực để vu khống cơ quan, tổ chức, cá nhân.
k) Nhờ người khác đứng tên hoặc đứng tên hộ người khác mua bất động sản, tài sản có giá trị nhằm trục lợi, che giấu kê khai tài sản, thu nhập.
l) Chỉ đạo, ép buộc cấp dưới đầu tư xây dựng công trình giao thông, công trình công cộng gần nhà mình không đúng quy hoạch nhằm trục lợi.
...
Như vậy, Đảng viên biết mà không báo cáo, phản ánh, xử lý hành vi tham nhũng tiêu cực thì bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
>> Tải về Mẫu phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật Đảng viên.
Đảng viên biết mà không báo cáo hành vi tham nhũng tiêu cực bị kỷ luật bằng hình thức nào? Gây hậu quả rất nghiêm trọng có bị khai trừ khỏi Đảng? (Hình từ Internet)
Đảng viên biết mà không báo cáo hành vi tham nhũng tiêu cực gây hậu quả rất nghiêm trọng có bị khai trừ khỏi Đảng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 như sau:
Vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
...
3. Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Mở tài Khoản chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mua, bán tài sản ở nước ngoài trái quy định; tổ chức, tham gia hoạt động rửa tiền dưới mọi hình thức.
b) Chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành chế độ, chính sách, quy trình, thủ tục trái quy định tạo lợi ích nhóm hoặc lợi ích cục bộ nhằm mục đích trục lợi.
...
Như vậy, Đảng viên biết mà không báo cáo hành vi tham nhũng tiêu cực gây hậu quả rất nghiêm trọng thì có thể bị khai trừ khỏi Đảng.
Các hình thức kỷ luật đảng được quy định như thế nào?
Các hình thức kỷ luật đảng được quy định tại Điều 7 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 như sau:
(1) Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
(2) Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ), khai trừ.
(3) Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lý do chính đáng vắng mặt khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 là gì? Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 thế nào?
- Ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện giám sát trong Đảng trực tiếp bằng cách nào? Nội dung giám sát trong Đảng của Ủy ban kiểm tra?
- Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt dẫn đến hậu quả gì? NHNN can thiệp sớm hay kiểm soát đặc biệt khi TCTD bị rút tiền hàng loạt?
- Tài khoản kế toán thuế nội địa được sử dụng để làm gì? Tài khoản kế toán thuế nội địa loại 1 phản ánh nội dung gì?
- Lời chúc 20 11 bằng thơ 8 câu hay và ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam? Có bắt buộc phải thưởng cho giáo viên nhân ngày 20 11?