Đang học luật sư có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không? Thời gian tạm hoãn nghĩa vụ quân sự là bao lâu?
Đang học luật sư có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không? Thời gian tạm hoãn nghĩa vụ quân sự là bao lâu?
Theo Điều 10 Luật Luật sư 2006 quy định về tiêu chuẩn luật sư phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Theo đó, người tham gia khóa học đào tạo nghề luật sư phải là người có bằng cử nhân luật hay nói cách khác là người đã tốt nghiệp đại học.
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được bổ sung điểm h bởi điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với các trường hợp sau:
(1) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
(2) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
(3) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
(4) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
(5) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
(6) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
(7) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
(8) Dân quân thường trực.
Như vậy, người đang theo học khóa đào tạo nghề luật sư không thuộc trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định.
Do đó, nếu công dân đang học luật sư nhưng đáp ứng đầy đủ các điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự và có lệnh gọi nhập ngũ thì bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ quân sự.
Và, theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 không quy định cụ thể thời gian tạm hoãn nếu công dân thuộc trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự mà chỉ quy định trường hợp công dân không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Đang học luật sư có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không? Thời gian tạm hoãn nghĩa vụ quân sự là bao lâu? (Hình từ Internet)
Người đang học luật sư không phải tham gia nghĩa vụ quân sự khi đạt sức khỏe loại mấy?
Và căn cứ Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
Tiêu chuẩn sức khỏe
1. Tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
a) Tiêu chuẩn chung
Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này;
Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định số 57/2022/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
b) Tiêu chuẩn riêng: Một số tiêu chuẩn sức khỏe riêng trong tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
...
Theo quy định trên thì công dân đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 sẽ đủ tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP có quy định về phân loại sức khỏe như sau:
Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
- Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Như vậy, người đang học luật sư không phải tham gia nghĩa vụ quân sự khi đạt sức khỏe loại 4, 5, 6.
Khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự gồm những gì?
Căn cứ theo Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thực hiện 02 lần gồm:
- Lần 1: Khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự tại trạm y tế xã dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế cấp huyện hoặc Bệnh viện đa khoa cấp huyện; giám sát của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
- Lần 2: Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện thực hiện.
Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ bộ sức khỏe đối với công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự. (Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 105/2023/TT-BQP)
Cụ thể, nội dung khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự tại trạm y tế xã được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 105/2023/TT-BQP gồm:
(1) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình;
(2) Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng quy định tại Mục I, Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP;
Những bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?