Đạn mã tử là gì? Đạn dùng trong nghi lễ 30 4 là gì? Lịch diễn tập bắn đạn lễ trong Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam?
Đạn mã tử là gì? Đạn mã tử dùng trong nghi lễ 30 4 Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam?
Đạn mã tử (Cartridge Blanks Plastic) hay còn gọi là đạn giấy là loại đạn không có đầu đạn hoặc đầu đạn được làm bằng giấy/nhựa và bọc thuốc súng như nhiều loại đạn thông thường.
Ngoài ra, trong tiếng Hán - Việt: “mã” nghĩa là giả hoặc những thứ thuộc về bề ngoài theo chiều hướng giả tạo; “tử” tức là chết. Vì thế, đạn mã tử còn được hiểu là đạn chết giả.
Khi bắn đạn mã tử vẫn có tiếng nổ khá to, có khói và tia lửa phát ra nhưng sát thương không cao, chỉ gây đau, xước hoặc chảy máu ở cự ly gần.
Vì tính chất như thế, đạn mã tử là loại đạn pháo lễ được dùng trong các nghi lễ hay để diễn tập, đóng phim, làm lệnh cho lễ thượng kỳ hoặc lễ hạ huyệt. Ngoài ra, loại đạn này được quân ta sử dụng rất nhiều trong thời chiến với mục đích đe dọa địch.
Ngày nay, đạn mã tử được xem như một sản phẩm quân sự, chỉ được sử dụng trong những giờ học chiến thuật của chương trình huấn luyện quân sự hoặc quay những cảnh phim có chủ đề liên quan và trong Lễ 30 4 này
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Đạn mã tử là gì? Đạn dùng trong nghi lễ 30 4 là gì? Lịch diễn tập bắn đạn lễ trong Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam? (hình từ Internet)
Lịch diễn tập bắn đạn lễ 30 4 như thế nào? Lễ Kỷ niệm ngày 30 4 bắt đầu lúc mấy giờ?
Để chuẩn bị cho Lễ 30 4 Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam năm nay, mỗi ngày, các chiến sĩ tổ chức tập luyện từ 7h-17h, chia làm hai ca: sáng từ 7h-10h và chiều từ 14h30-17h. Buổi tập không chỉ phục vụ mục đích kỹ thuật mà còn tạo điều kiện để người dân tham quan, tìm hiểu về lực lượng pháo binh trong không khí hào hùng của sự kiện sắp tới.
Thời gian diễn tập:
Từ 7h-17h, chia làm hai ca: sáng từ 7h-10h và chiều từ 14h30-17h từ Thứ 2 đến Thứ 7
Trong đó, có hai buổi tối trong tuần diễn tập lúc 20h là ngày Thứ 3 và Thứ 5
Các ngày đặc biệt:
Vào các ngày 15, 17 và 22/4, lực lượng tham gia sẽ sử dụng đạn thật trong diễn tập bắn đại bác để huấn luyện
Những ngày còn lại, các buổi diễn tập bắn đại bác sẽ sử dụng đạn giả nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân và du khách trong khu vực. Buổi tập không chỉ phục vụ mục đích kỹ thuật mà còn tạo điều kiện để người dân tham quan, tìm hiểu về lực lượng pháo binh trong không khí hào hùng của sự kiện sắp tới.
Việc diễn tập sẽ diễn ra cho đến ngày 30 4 2025 tại Công viên Bến Bạch Đằng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Lưu ý: Thông tin về lịch diễn tập chỉ mang tính chất tham khảo.
Lễ Kỷ niệm cấp quốc gia ngày 30 4 Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam bắt đầu lúc mấy giờ?
Căn cứ tại Hướng dẫn 01-HD/BTGDVTW năm 2025 tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Trong đó, tại tiểu mục 2 Mục III Hướng dẫn 01-HD/BTGDVTW năm 2025 nêu rõ các hoạt động kỷ niệm như sau:
Tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:
- Thời gian tổ chức Lễ kỷ niệm: Dự kiến 6 giờ 30 phút, ngày 30/4/2025.
- Địa điểm: Trục đường Lê Duẩn, phía trước Hội trường Thống nhất.
- Danh nghĩa tổ chức: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm.
- Tổ chức thực hiện: Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Ngoài Lễ diễu binh, diễu hành thì trong Lễ Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 4 tại TP. Hồ Chí Minh còn diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm khác như:
- Dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Công viên Tượng đài Thành phố Hồ Chí Minh và đường đi bộ Nguyễn Huệ. Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện. => Thời gian: Dự kiến chiều ngày 29/4/2025.
- Tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia tại Trục đường Lê Duẩn, phía trước Hội trường Thống nhất.=>Thời gian: Dự kiến 6 giờ 30 phút, ngày 30/4/2025.
- Tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện => Tối ngày 29/4/2025;
Chương trình nghệ thuật đặc biệt do Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện; Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo định hướng tư tưởng các chương trình => Tối ngày 30/4/2025.
- Tổ chức Chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật; cuộc đua xe đạp Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 37 - năm 2025 chủ đề “Non sông liền một dải”.
- Tổ chức Chương trình biểu diễn nhạc kèn kết hợp biểu diễn các kỹ thuật trên ngựa: Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.
Thời gian bắt đầu Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam? Hướng đi như thế nào?
Theo Ban Tổ chức, Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính thức diễn ra vào 6h30 ngày 30/4/2025, cùng thời điểm với lễ kỷ niệm.
Đồng thời, căn cứ tại Hướng dẫn 01-HD/BTGDVTW năm 2025 tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trong đó, tại tiểu mục 2 Mục III Hướng dẫn 01-HD/BTGDVTW năm 2025 nêu rõ các hoạt động kỷ niệm như sau:
Tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:
- Thời gian tổ chức Lễ kỷ niệm: Dự kiến 6 giờ 30 phút, ngày 30/4/2025.
- Địa điểm: Trục đường Lê Duẩn, phía trước Hội trường Thống nhất.
- Danh nghĩa tổ chức: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm.
- Tổ chức thực hiện: Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Chi tiết hướng đi diễu binh, diễu hành?
Trong đó, dự kiến các tuyến đường mà lực lượng sẽ đi qua như sau:
Các lực lượng sẽ khởi hành từ khu vực giao lộ giữa đường Lê Duẩn và Nguyễn Bỉnh Khiêm, tiến qua lễ đài chính đặt trước Hội trường Thống Nhất. Sau khi hoàn tất phần diễu hành, các lực lượng sẽ được phân chia thành 4 hướng khác nhau để di chuyển về các điểm tập kết.
Chi tiết 4 hướng di chuyển như sau:
Hướng 1: Sau khi đi qua Hội trường Thống Nhất, đoàn sẽ tiếp tục theo tuyến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Lợi – Nguyễn Thị Nghĩa – vòng xoay Ngã 6 Phù Đổng Thiên Vương – Cách Mạng Tháng 8, kết thúc tại điểm tập kết ở Công viên Tao Đàn.
Hướng 2: Lực lượng di chuyển theo hướng Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Thánh Tôn – Nguyễn Huệ – vòng xoay Mê Linh và tập trung tại khu vực Bến Bạch Đằng.
Hướng 3: Tuyến di chuyển gồm các trục đường Lê Duẩn – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Đình Chiểu – Đinh Tiên Hoàng, với điểm tập kết là Sân vận động Hoa Lư.
Hướng 4: Các lực lượng sẽ theo đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Hai Bà Trưng và dừng chân tại Công viên Lê Văn Tám.
>>> Xem chi tiết tại: Lịch trình, kế hoạch diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sáp nhập tỉnh: 5 Điều kiện cần phải đảm bảo cho việc sáp nhập tỉnh gồm những nội dung gì? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động sau sáp nhập?
- Biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, xã sau sáp nhập theo Quyết định 759? Quy mô dân số sáp nhập tỉnh ra sao?
- Lời nhận xét môn Toán lớp 5 giữa kỳ 2 theo Thông tư 27? Mẫu lời nhận xét môn Toán lớp 5 giữa kỳ 2 chi tiết?
- Tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu được tiến hành độc lập nhưng phải đảm bảo gì? Kế hoạch kiểm tra hoạt động đấu thầu định kỳ bao gồm nội dung gì?
- 5 trường hợp cơ sở sản xuất phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư? Xác định khoảng cách thế nào?